Những năm gần đây, mô hình nhượng quyền ngày càng nở rộ, đặc biệt trong lĩnh vực ăn uống với hàng loạt cái tên quen thuộc như trà sữa, bánh mì, cà phê, trà chanh,… Nhưng để bắt đầu một mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa, bạn cần chuẩn bị những gì? Thủ tục ra sao? Và có những điểm nào cần lưu ý? Cùng Cooler City khám phá ngay nhé.
1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu là hình thức cho phép một cá nhân hoặc tổ chức (bên nhận quyền) được sử dụng tên gọi, mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành của một thương hiệu đã có sẵn (bên nhượng quyền) trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, bên nhận quyền sẽ thanh toán các khoản phí hoặc chia sẻ phần trăm lợi nhuận/doanh thu theo thỏa thuận đã ký kết.
Hiện nay, hình thức này ngày càng phổ biến vì giúp người kinh doanh rút ngắn thời gian xây dựng thương hiệu, tận dụng nền tảng có sẵn để dễ dàng hơn trong quản lý và vận hành.

>> Xem thêm: Cơn sốt trà sữa: Kinh doanh nhượng quyền có ngon không?
2. Điều kiện tham gia kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa
Để quá trình nhượng quyền thương hiệu diễn ra suôn sẻ và đúng pháp lý, bên nhượng quyền và bên nhận quyền cần đáp ứng đầy đủ một số điều kiện cơ bản sau:
Đối với bên nhượng quyền (chủ thương hiệu):
- Thương hiệu phải hoạt động ít nhất 1 năm trước khi đem đi nhượng quyền.
- Nếu là doanh nghiệp nước ngoài, họ phải từng nhượng quyền tại thị trường quốc tế và đã có ít nhất 1 năm kinh nghiệm kinh doanh theo mô hình nhượng quyền tại Việt Nam.
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định pháp luật.
- Sản phẩm hoặc dịch vụ mang đi nhượng quyền phải hợp pháp, không vi phạm quy định pháp luật và nằm trong danh mục được phép kinh doanh theo quyền thương mại.
Đối với bên nhận nhượng quyền (người muốn đầu tư mở quán):
- Phải là thương nhân, tức là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp lý rõ ràng.
- Phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với lĩnh vực mà thương hiệu đang nhượng quyền (ví dụ: trà sữa, đồ ăn nhanh, cà phê,…).
Việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi tham gia kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa không chỉ giúp quá trình hợp tác diễn ra thuận lợi mà còn giảm thiểu rủi ro pháp lý và tạo nền móng vững chắc cho hoạt động kinh doanh hiệu quả.

3. Thủ tục cần thiết khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa
Khi chủ đầu tư muốn mở cửa hàng trà sữa nhượng quyền thương hiệu cần thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy định. Dưới đây là các bước cần chuẩn bị và thực hiện:
3.1. Hồ sơ kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa cần những gì?
Trước khi mở cửa hàng trà sữa nhượng quyền thương hiệu, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu của Bộ Công Thương. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (theo mẫu quy định của Bộ Công Thương).
- Giới thiệu về hoạt động nhượng quyền thương mại, bao gồm thông tin chi tiết về mô hình, sản phẩm/dịch vụ, hệ thống vận hành, hỗ trợ,…
- Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của bên nhượng quyền, như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu được nhượng quyền tại Việt Nam (hoặc quốc tế, nếu có).
3.2. Trình tự thủ tục kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa
Để đăng ký hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước đầu tiên, bên nhượng quyền cần nộp hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến Bộ Công Thương (hoặc cơ quan có thẩm quyền được ủy quyền).
- Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ xem xét và tiến hành ghi nhận thông tin vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Đồng thời, cơ quan này sẽ gửi văn bản thông báo kết quả đến doanh nghiệp đã nộp hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng phải thông báo bằng văn bản yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung hoặc chỉnh sửa.
* Lưu ý:
- Thời gian người đăng ký cần để sửa đổi, bổ sung hồ sơ không được tính vào thời hạn xử lý hồ sơ của cơ quan nhà nước.
- Nếu sau thời hạn quy định mà hồ sơ vẫn không được chấp nhận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đưa ra thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối việc đăng ký hoạt động nhượng quyền.
4. Những điều cần lưu ý khi làm thủ tục kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa
Mô hình nhượng quyền thương hiệu mang lại nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình hợp tác diễn ra suôn sẻ và đúng luật, cả người chủ thương hiệu và người nhận quyền kinh doanh cần nắm rõ những lưu ý quan trọng trong quá trình làm thủ tục kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa. Cụ thể như sau:
4.1. Đối với người chủ thương hiệu
Trong quá trình nhượng quyền thương hiệu, một trong những vấn đề then chốt nhưng lại thường bị xem nhẹ chính là đăng ký thương hiệu. Rất nhiều doanh nghiệp vướng phải rắc rối pháp lý chỉ vì mắc những lỗi sau:
Đăng ký thương hiệu không kịp thời: Nhiều đơn vị kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa chỉ mới nộp tờ khai xin cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu mà chưa được cấp chính thức. Trong thời gian chờ từ 18 – 24 tháng, nếu chưa có văn bằng bảo hộ, thương hiệu đó chưa được Nhà nước công nhận quyền sở hữu.
Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không có quyền hợp pháp để chuyển nhượng, khai thác hoặc bảo vệ thương hiệu nếu xảy ra tranh chấp.
Đăng ký thương hiệu chậm dẫn đến bị mất thương hiệu: Việt Nam áp dụng nguyên tắc “Ai nộp trước thì được quyền trước” (First to file). Nếu bạn chậm chân và có người khác nhanh tay đăng ký trước, thì dù thương hiệu đó do bạn xây dựng, quyền sở hữu hợp pháp vẫn thuộc về người nộp trước.
Lúc này, bạn có thể buộc phải bỏ thương hiệu cũ, xây dựng lại từ đầu hoặc đàm phán mua lại thương hiệu chính mình đã gây dựng dẫn đến vừa tốn kém, vừa mất uy tín.

4.2. Đối với người mua thương hiệu
Nếu bạn là người mua thương hiệu nhượng quyền, việc chú ý kỹ các điều khoản trong hợp đồng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những yếu tố bạn cần đặc biệt lưu ý:
Thông tin các bên liên quan: Thông tin đầy đủ và chính xác của cả bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền là yếu tố đầu tiên cần kiểm tra. Cụ thể:
- Trường hợp bên nhượng quyền là công ty: Bạn cần có thông tin như tên công ty, mã số thuế, địa chỉ, người đại diện và thông tin liên hệ.
- Trường hợp bên nhượng quyền là cá nhân: Các thông tin cần có gồm tên, tuổi, số CMND/CCCD/hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ và thông tin liên hệ.
Một trong những mục quan trọng không thể bỏ qua là các điều khoản cụ thể về thủ tục nhượng quyền:
- Chi phí sử dụng thương hiệu: Đây là khoản phí bạn phải trả để được quyền sử dụng thương hiệu.
- Thời gian sử dụng, phương thức thanh toán: Bao gồm thời gian hợp đồng có hiệu lực, các đợt thanh toán, và phương thức thanh toán.
- Quy định về các hỗ trợ mà bên nhượng quyền sẽ cung cấp.
- Những hành vi hoặc hoạt động bị cấm trong quá trình sử dụng thương hiệu.
- Cần làm rõ phạm vi và giới hạn quyền sử dụng thương hiệu.
- Những quyền lợi và nghĩa vụ mà bạn sẽ được hưởng và phải chịu trách nhiệm.
- Các hình thức xử phạt khi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.
- Điều khoản quy định cách giải quyết tranh chấp nếu phát sinh.
- Cần hiểu rõ các quy định về gia hạn hợp đồng khi hết thời gian.
Trong tất cả các điều khoản này, bạn cần đặc biệt chú ý đến các điều cấm, phạm vi nhượng quyền và xử phạt vi phạm hợp đồng. Đây là những điều quan trọng mà bạn phải làm rõ trước khi ký kết hợp đồng kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa. Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ mọi khoản mục trong hợp đồng vì sau khi ký kết, nếu có vấn đề phát sinh, bạn sẽ không thể khiếu nại nếu không làm rõ ngay từ đầu.

5. Quy trình nhượng quyền thương hiệu trà sữa Cooler City có phức tạp không?
Quy trình nhượng quyền thương hiệu trà sữa Cooler City được thiết kế đơn giản, dễ hiểu và minh bạch giúp các nhà đầu tư dễ dàng nắm bắt và triển khai mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và thành công lâu dài, quy trình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa vẫn yêu cầu các bước chi tiết và tuân thủ một số tiêu chuẩn nhất định. Dưới đây là các giai đoạn chính trong quy trình nhượng quyền:
Liên hệ và tư vấn: Nhà đầu tư liên hệ với Cooler City, gửi yêu cầu hợp tác và nhận bộ tài liệu chi tiết về chương trình nhượng quyền, giúp hiểu rõ các bước tiếp theo.
Khảo sát và lựa chọn mặt bằng: Cooler City hỗ trợ đánh giá và chọn lựa địa điểm kinh doanh phù hợp, bảo đảm tiềm năng phát triển lâu dài và thuận tiện cho hoạt động cửa hàng.
Ký hợp đồng và thi công cửa hàng: Sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý, hợp đồng được ký kết và công việc thiết kế, thi công cửa hàng được tiến hành theo tiêu chuẩn thương hiệu. Cooler City cung cấp tư vấn để cửa hàng đạt chuẩn về cả hình ảnh và chất lượng.
Đào tạo và khai trương: Chủ đầu tư và đội ngũ nhân sự sẽ được đào tạo bài bản về quy trình pha chế, phương thức kinh doanh bền vững và cách quản lý, vận hành cửa hàng hiệu quả.
Vận hành và phát triển: Sau khi cửa hàng đi vào hoạt động, Cooler City tiếp tục hỗ trợ thường xuyên, bảo đảm sự phát triển bền vững và ổn định lâu dài cho cửa hàng.

>> Nhận tư vấn nhượng quyền Cooler City tại: Xem thêm