Whipping Cream là nguyên liệu phổ biến trong làm kem và pha chế, nhưng rất dễ bị hỏng nếu không bảo quản đúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ cách bảo quản Whipping Cream đúng cách để giữ kem tươi lâu và tránh lãng phí.
1. Whipping Cream là gì?
Whipping Cream là một loại kem béo được làm từ sữa bò tươi, không chứa đường nên có vị thanh nhẹ và tự nhiên. Kem thường có màu trắng ngà, mùi thơm béo dịu. Trước khi dùng để làm bánh, làm kem, pha chế hoặc trang trí bánh thì Whipping Cream cần được đánh bông để đạt độ xốp mịn.
Mặc dù có nguồn gốc tự nhiên và mang lại độ béo mượt hấp dẫn, Whipping Cream thường không chứa chất bảo quản. Vì vậy, thời hạn sử dụng tương đối ngắn và dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. Nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao, kem có thể tan chảy nhanh chóng và trong điều kiện nhiệt độ quá thấp thì kem dễ bị tách nước và mất cấu trúc ban đầu.
Việc hiểu rõ đặc tính sản phẩm cũng như các nguyên tắc trong cách bảo quản Whipping Cream sẽ giúp người sử dụng kéo dài thời gian sử dụng, đồng thời đảm bảo hương vị và độ bông mịn của kem trong suốt quá trình chế biến.

>> Xem thêm: Tầm quan trọng của kiến thức nguyên liệu pha chế và dinh dưỡng trong đồ uống
2. Hướng dẫn cách bảo quản Whipping Cream giữ được lâu
Để giữ được chất lượng và hương vị đặc trưng, Whipping Cream cần được bảo quản đúng cách ngay sau khi mở nắp hoặc sau khi đánh bông. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho từng trường hợp cụ thể:
2.1. Cách bảo quản Whipping Cream sau khi mở nắp
Whipping Cream sau khi mở nắp rất dễ bị chảy hoặc mất độ mịn, nhất là khi để ở nhiệt độ phòng. Để giữ kem tươi lâu và không bị hỏng, bạn có thể áp dụng một số cách bảo quản Whipping Cream đơn giản sau.
*Cách bảo quản kem tươi whipping bằng túi zip và màng bọc thực phẩm:
Thay vì bóc toàn bộ phần nắp hộp, bạn hãy cắt một góc nhỏ ở phần trên cùng của hộp Whipping Cream để lấy kem – cách này giúp giảm thiểu việc Whipping Cream tiếp xúc với không khí. Sau khi sử dụng đủ lượng cần thiết, nhớ lau sạch phần miệng hộp rồi gấp lại gọn gàng góc hộp đã cắt.
Tiếp theo, dùng màng bọc thực phẩm quấn chặt hộp Whipping Cream (nên quấn 2 đến 3 lớp để hạn chế không khí lọt vào). Sau đó, cho hộp đã quấn vào túi zip, ép bớt không khí ra ngoài và kéo kín miệng túi. Cuối cùng, đặt túi zip chứa Whipping Cream vào ngăn mát tủ lạnh.
Lưu Hãy để Whipping Cream sâu vào bên trong tủ, tránh khu vực gần cửa – nơi thường bị dao động nhiệt độ mỗi lần mở tủ.
* Cách bảo quản kem tươi whipping bằng lọ thủy tinh:
Đầu tiên, hãy chuẩn bị sẵn một vài lọ thủy tinh sạch. Dùng nước sôi tráng kỹ để tiệt trùng, sau đó sấy khô trong lò vi sóng khoảng 3 phút. Nếu không có lò vi sóng, bạn có thể để lọ khô tự nhiên ở nơi thoáng mát.
Sau khi khử trùng xong, mở nắp hộp Whipping Cream và chia kem vào các lọ thủy tinh theo từng phần nhỏ phù hợp với mỗi lần dùng để tránh việc mở ra nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng.
Khi đã rót kem xong thì cho từng lọ vào túi zip, ép hết không khí bên trong và đóng kín. Đặt các túi zip chứa lọ thủy tinh vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Lần sau khi cần sử dụng, bạn chỉ việc lấy từng lọ ra dùng mà không làm ảnh hưởng đến phần còn lại. Cứ thế lặp lại cách bảo quản Whipping Cream này cho những lần tiếp theo.

2.2. Cách bảo quản Whipping Cream đã đánh bông
Whipping Cream sau khi đánh bông cần được bảo quản đúng cách để giữ độ xốp và tươi. Tùy theo thời gian sử dụng, bạn có thể bảo quản trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh như sau:
*Bảo quản whipping cream trong ngăn mát tủ lạnh:
Hãy chuẩn bị một chiếc hộp sạch, khô ráo và đảm bảo an toàn thực phẩm. Cho phần Whipping Cream đã được đánh bông vào hộp, sau đó đậy kín nắp để hạn chế Whipping Cream tiếp xúc với không khí.
Lưu ý: trước khi đặt vào tủ lạnh, cần đảm bảo ngăn mát và không gian bên trong tủ đã được vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm mùi hoặc vi khuẩn.
Với cách này, bạn có thể giữ được độ tươi và kết cấu của Whipping Cream đã đánh bông trong khoảng 7 đến 10 ngày.
*Bảo quản whipping cream trong ngăn đá tủ lạnh:
Khi còn dư Whipping Cream đã đánh bông, bạn có thể cho phần Whipping Cream này vào hộp đựng sạch sẽ, đậy kín nắp và đặt vào ngăn đông để bảo quản lâu hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể khiến kem bị tách nước, phần béo sẽ nổi lên trên làm ảnh hưởng đến kết cấu ban đầu.
Để xử lý tình trạng này, bạn hãy cho phần kem đã đông vào một chiếc bát, đặt lên nồi nước nóng và hấp cách thủy cho kem tan chảy hoàn toàn. Sau đó khuấy đều để phần chất béo và nước hòa quyện lại, để nguội, làm lạnh rồi đánh bông lại là có thể sử dụng như bình thường.
Tuy hơi mất công một chút nhưng đây vẫn là cách giúp giữ được Whipping Cream mà không làm giảm chất lượng quá nhiều.
3. Nhận biết whipping cream bị hư
Nếu cách bảo quản Whipping Cream không đúng, kem rất dễ bị hỏng và có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc thực phẩm trong những trường hợp nghiêm trọng. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu này giúp người dùng tránh được những rủi ro về sức khỏe.
- Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết là mùi: Whipping Cream đạt chất lượng thường có mùi thơm béo đặc trưng, nhẹ và dễ chịu. Nếu phát hiện kem có mùi chua, hăng hoặc bất kỳ mùi lạ nào khác, rất có thể sản phẩm đã bị nhiễm khuẩn và không còn an toàn để sử dụng.
- Tiếp theo là sự thay đổi về màu sắc: Whipping Cream thông thường có màu trắng ngà hoặc trắng kem. Trong trường hợp kem chuyển sang màu vàng sậm, xám hoặc xuất hiện đốm bất thường, đó là dấu hiệu của quá trình phân hủy hoặc nhiễm nấm mốc.
- Một dấu hiệu phổ biến khác là hiện tượng tách nước: Khi Whipping Cream bị hỏng, cấu trúc đồng nhất của nó bị phá vỡ dẫn đến việc phần chất lỏng tách ra khỏi phần béo. Kem có thể trở nên loãng, vón cục hoặc nổi lớp váng bất thường. Ngay cả khi chưa có mùi hỏng rõ rệt, sự tách lớp này vẫn là một cảnh báo quan trọng về chất lượng sản phẩm.
- Đối với Whipping Cream đã đánh bông, các dấu hiệu hư hỏng bao gồm: kết cấu không ổn định, dễ xẹp, chảy nước hoặc không giữ được độ đứng khi tạo hình. Ngoài ra, nếu kem đã đánh có mùi lạ hoặc cảm giác nhớt nhẹ khi tiếp xúc, cần loại bỏ ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dùng Whipping Cream đã hỏng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí là ngộ độc thực phẩm trong trường hợp nặng. Vì vậy, bạn nên kiểm tra kỹ trước khi dùng và luôn tuân thủ đúng cách bảo quản whipping cream để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

>> Xem thêm: Cách nấu trân châu không dính, không nát, thành công ngay lần đầu
4. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản Whipping Cream
Để tận dụng tối đa hiệu quả và giữ được chất lượng tốt nhất cho Whipping Cream trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:
*Lưu ý khi sử dụng Whipping Cream:
Trước hết, hãy ưu tiên chọn loại Whipping Cream có hàm lượng chất béo cao. Tỷ lệ béo càng lớn thì khả năng kem đánh lên cứng và ổn định kết cấu càng tốt, ít gặp tình trạng bị tách nước.
Tiếp theo, khi đánh kem, bạn nên làm lạnh dụng cụ trước – đặc biệt là tô kim loại và que đánh để hỗ trợ quá trình tạo bọt tốt hơn. Nên đánh ở tốc độ vừa phải, tránh đánh quá mạnh khiến kem bị “quá tay” và dễ vón cục hoặc tách lớp.
Cuối cùng, nên bảo quản Whipping Cream trong trạng thái mát (không đông đá). Khi cần đánh bông, bạn có thể thêm đường bột, một chút gelatin hoặc bột hỗ trợ đứng kem – những nguyên liệu này giúp cải thiện độ ổn định và giữ form cho Whipping Cream lâu hơn.
*Lưu ý trong cách bảo quản Whipping Cream:
Một trong những mẹo quan trọng trong cách bảo quản Whipping Cream là hạn chế để kem tiếp xúc với không khí quá lâu trước khi sử dụng, nhằm giữ được độ tươi và chất lượng tốt nhất. Tốt nhất, bạn nên cất Whipping Cream trong ngăn mát tủ lạnh và chỉ lấy ra khi cần dùng để giữ được độ tươi.
Nếu bạn muốn thêm đường hoặc hương liệu (như vanilla) nên cho vào khi kem đã bắt đầu bông nhẹ. Việc thêm từ đầu dễ làm ảnh hưởng đến kết cấu và khả năng bông của kem.
Whipping Cream sẽ được bảo quản tốt hơn nếu tủ lạnh sạch sẽ, không có mùi lạ và không để chung với thực phẩm tươi sống như cá, thịt sống,… để tránh kem bị ám mùi hoặc nhiễm khuẩn.
Tuyệt đối không nên cấp đông Whipping Cream sau khi đã mở nắp hộp, vì việc này dễ làm kem bị tách nước, thay đổi cấu trúc và mất đi độ mịn vốn có.
Để kiểm tra xem Whipping Cream còn dùng được không, bạn hãy ngửi thử và quan sát màu sắc. Nếu kem có mùi lạ, màu ngả vàng đậm, kết cấu đặc hoặc lợn cợn bất thường, hãy bỏ đi ngay để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

5. Kết luận
Việc nắm rõ cách bảo quản Whipping Cream không chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng mà còn giữ được độ tươi ngon, bông mịn và hương vị nguyên bản của kem trong suốt quá trình chế biến. Dù là Whipping Cream sau khi mở nắp hay đã đánh bông, mỗi giai đoạn đều cần được xử lý và bảo quản đúng cách để đảm bảo hiệu quả sử dụng tối ưu.
Hy vọng những hướng dẫn chi tiết trong bài viết của Cooler City sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng và bảo quản Whipping Cream một cách khoa học, an toàn và tiết kiệm hơn.