Từng bị xem là “trào lưu ngắn hạn” nhưng những thương hiệu trà sữa nhượng quyền như Cooler City, Mixue,… đang dần từng bước định vị lại chỗ đứng của mình trên “chiến trường” F&B khốc liệt. Không chỉ hấp dẫn giới trẻ, thị trường này còn khiến giới đầu tư đặc biệt quan tâm nhờ khả năng hoàn vốn nhanh, chi phí khởi đầu linh hoạt và tệp khách hàng ổn định quanh năm. Hãy cùng Cooler City phân tích sâu hơn trong bài viết dưới đây!
1. Nhượng quyền thương hiệu trà sữa là gì?
Nhượng quyền thương hiệu trà sữa là hình thức kinh doanh trong đó bên nhượng quyền (thương hiệu) cho phép bên nhận quyền (nhà đầu tư) được sử dụng thương hiệu, mô hình vận hành, công thức pha chế và hệ thống quản lý để mở cửa hàng kinh doanh. Thay vì xây dựng từ con số 0, nhà đầu tư có thể tiếp cận mô hình đã được chứng minh hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian thử nghiệm.

Xem thêm: Nhượng quyền kinh doanh là gì? 4 loại hình nhượng quyền cơ bản
2. Lý giải độ “hot” của mô hình nhượng quyền thương hiệu trà sữa
Sự bùng nổ của mô hình nhượng quyền trà sữa không phải là ngẫu nhiên. Dưới đây là bảng phân tích chi tiết lý do mô hình này đang thu hút các nhà đầu tư trong năm 2025:
Tiêu Chí | Mô hình khởi nghiệp tự xây | Mô hình nhượng quyền trà sữa |
Chi phí khởi tạo ban đầu | Tùy biến, nhưng cao do phải xây dựng từ đầu (thương hiệu, thiết kế, công thức) | Có thể cao hơn lúc đầu do trả phí nhượng quyền, nhưng tiết kiệm nhiều chi phí thử sai |
Thời gian đạt điểm hòa vốn | Dài do cần thời gian xây dựng nhận diện thương hiệu và thị trường | Ngắn hơn vì thương hiệu đã có chỗ đứng và lượng khách hàng trung thành |
Rủi ro vận hành | Cao – do thiếu kinh nghiệm trong vận hành | Thấp hơn nhờ quy trình chuẩn hóa từ thương hiệu lớn |
Khả năng mở rộng | Phụ thuộc vào kinh nghiệm và nguồn lực cá nhân | Dễ dàng hơn nhờ hệ thống hỗ trợ, đào tạo và phát triển chuỗi |
Mức độ thu hút khách hàng | Cần chiến lược marketing mạnh và lâu dài | Có sẵn lượng fan trung thành, dễ tiếp cận khách hàng mới |
Với thị trường F&B ngày càng cạnh tranh, mô hình nhượng quyền trà sữa là lựa chọn chiến lược cho những nhà đầu tư muốn tối ưu thời gian và hạn chế rủi ro trong giai đoạn đầu.
Xem thêm: Cơn sốt trà sữa: Kinh doanh nhượng quyền có “ngon” không?
3. Tiêu chí chọn thương hiệu nhượng quyền trà sữa
Không phải thương hiệu trà sữa nào cũng đáng đầu tư. Nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố để chọn đúng đối tác phù hợp và sinh lời bền vững. Dưới đây là các tiêu chí then chốt:
Sức mạnh thương hiệu trên thị trường: Một thương hiệu có độ phủ sóng cao, được người tiêu dùng nhận diện tốt, sẽ giúp nhà đầu tư tiết kiệm ngân sách quảng bá ban đầu. Ví dụ: Trong khi các thương hiệu mới nổi cần vài tháng đến cả năm để tạo dấu ấn, những thương hiệu lớn như Phúc Long, KOI Thé hay Cooler City đã có cộng đồng trung thành.
Mô hình kinh doanh rõ ràng, minh bạch: Thương hiệu cần cung cấp bộ tiêu chuẩn rõ ràng về quy trình vận hành, chất lượng sản phẩm, cách đào tạo nhân viên. Những thương hiệu không có SOP (Standard Operating Procedures) hoặc quy trình đào tạo bài bản sẽ khiến việc vận hành dễ gặp sự cố.

Chi phí nhượng quyền và cam kết lợi nhuận: So sánh giữa các thương hiệu: Có thương hiệu thu phí nhượng quyền thấp nhưng lại có yêu cầu về nguyên vật liệu, nội thất rất cao. Ưu tiên chọn mô hình có bản cam kết tài chính rõ ràng, báo cáo lợi nhuận minh bạch qua từng giai đoạn.
Chính sách hỗ trợ nhà đầu tư: Các thương hiệu như Cooler City, The Alley hay Gong Cha thường có đội ngũ hỗ trợ mở quán, chạy marketing khai trương và đào tạo nhân sự giai đoạn đầu. Điều này khác biệt hoàn toàn với các mô hình đầu tư tự thân hoặc những nhãn hiệu nhỏ chỉ giao nguyên liệu và để nhà đầu tư tự vận hành.
Tính linh hoạt và khả năng sáng tạo nội dung nội địa hóa: Các thương hiệu cho phép tùy chỉnh menu theo vùng miền, phối hợp cùng các chiến dịch marketing bản địa thường có lợi thế hơn trong dài hạn.
4. Top 5+ thương hiệu trà sữa nhượng quyền được săn đón nhất năm 2025
4.1. Cooler City

Ra đời tại Trung Quốc năm 2018, Cooler City – Ice Cream & Tea là thương hiệu kem tươi và trà đang vươn lên mạnh mẽ, được xem như “đối thủ đồng hương” đáng gờm của Mixue. Nhờ được hậu thuẫn bởi tập đoàn BODUO – một ông lớn trong ngành pha chế đồ uống, Cooler City đã mở rộng vượt bậc với hơn 2.000 cửa hàng toàn cầu. Đầu năm 2025, thương hiệu này đã chính thức gia nhập thị trường Việt Nam, khiến cuộc đua của những thương hiệu trà sữa nhượng quyền giá rẻ càng thêm sôi động. Tổng chi phí nhượng quyền khoảng 800 triệu đồng, bao gồm:
- Phí nhượng quyền: 18.800.000đ/3 năm
- Phí đảm bảo: 68.000.000đ/3 năm
- Phí quản lý: 22.000.000đ/3 năm
- Phí đào tạo: 11.000.000đ/3 năm
- Máy móc: ~250.000.000đ
- Nguyên liệu, vật dụng ban đầu: ~100.000.000đ
- Thi công hoàn thiện: 150 – 200 triệu đồng
- Thẩm định mặt bằng: 500.000 – 5.000.000đ
- Các chi phí khác: ~30.000.000đ
4.2. Hồng trà Ngô Gia

Xuất thân từ Đài Loan, Hồng Trà Ngô Gia chọn hướng đi khác biệt với mô hình xe đẩy thay cho cửa hàng lớn, giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư. Với menu đậm chất trà truyền thống và chiến lược mở rộng khôn ngoan, thương hiệu đã tăng từ 60 lên hơn 200 cửa hàng chỉ trong 3 năm. Chi phí nhượng quyền hợp lý, khoảng 500 triệu đồng, bao gồm:
- Phí nhượng quyền: 110 triệu đồng
- Thiết bị cơ bản: 100 triệu đồng
- Ký quỹ: 20 triệu đồng (hoàn lại nếu không vi phạm hợp đồng)
- Mặt bằng và vận hành khác: khoảng 200 triệu đồng
- Quảng bá thương hiệu: 50 triệu đồng
- Đặt hàng lần đầu: 20 triệu đồng
4.3. Mixue

Ra đời từ năm 1997, Mixue Bingcheng là thương hiệu lâu đời chuyên kem tươi và trà, hiện sở hữu hơn 21.000 cửa hàng toàn cầu, trong đó hơn 350 tại Việt Nam. Với mức chi phí đầu tư hợp lý và chính sách không thu chiết khấu doanh thu, Mixue trở thành “ngôi sao” thương hiệu trà sữa nhượng quyền được săn đón nhất hiện nay. Tổng chi phí nhượng quyền từ vài trăm triệu đến hơn 1 tỷ đồng, gồm:
- Phí nhượng quyền: 70 triệu đồng
- Phí quản lý: 13 triệu đồng/năm
- Chi phí hệ thống máy móc: 250 triệu đồng
- Chi phí mặt bằng: Dao động trong khoảng 200-300 triệu tùy vị trí
- Một số chi phí khác như bảo lãnh hợp đồng, đào tạo, nguyên vật liệu,…
- Đặc biệt, Mixue không thu chiết khấu doanh thu.
4.4. Trà sữa Nọng

Với cá tính trẻ trung, sáng tạo và chất Gen Z rõ nét, Trà sữa Nọng nhanh chóng phủ sóng thị trường với hơn 250 cửa hàng, phần lớn theo hình thức nhượng quyền. Nọng nổi bật với quy trình ủ trà 12 tiếng khép kín, topping đa dạng, giá chỉ từ 20.000 – 30.000đ/ly, rất phù hợp với đối tượng học sinh – sinh viên. Chi phí nhượng quyền gồm:
- Phí thương hiệu: 80 triệu/3 năm
- Chi phí đầu tư ban đầu (thi công, máy móc, thiết bị): khoảng 265 triệu đồng trở lên, tùy quy mô
Chi phí định kỳ: 18 triệu/năm + 5% doanh thu/tháng - Các chi phí vận hành như mặt bằng, nguyên liệu, nhân công do đối tác tự chi trả
4.5. ToCoToCo

Được biết đến như thương hiệu trà sữa thuần Việt tiên phong, ToCoToCo ra mắt từ năm 2013 và đã chinh phục hơn 700 cửa hàng tại 61 tỉnh thành, trong đó 70% là nhượng quyền. Không chỉ thành công trong nước, ToCoToCo còn vươn xa đến Mỹ, Úc, Nhật, Hàn, Singapore…
Điểm cộng lớn của ToCoToCo là nhượng quyền 0 đồng, không thu phí thương hiệu. Tổng chi phí nhượng quyền chỉ khoảng 345 triệu đồng, đã bao gồm:
- Nguyên liệu, máy móc, thiết bị
- Được chiết khấu lại 30 triệu đồng
- Hỗ trợ trọn gói từ tư vấn setup, vận hành đến marketing
5. Lưu ý trước khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa
Trước khi đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, bạn cần trang bị cho bản thân những kiến thức căn bản về ngành hàng và thấu hiểu mô hình phát triển phù hợp với doanh nghiệp. Dưới đây là những lưu ý bạn nhất định phải bỏ túi nếu không muốn lâm vào rủi ro:
- Không chọn thương hiệu chỉ vì nổi tiếng: Độ nhận diện không đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh nếu sản phẩm không phù hợp với thị trường địa phương.
- Đừng bỏ qua chi phí ngầm: Ngoài chi phí nhượng quyền, cần dự trù ngân sách cho nhân sự, mặt bằng, marketing địa phương…
- Kiểm tra kỹ hợp đồng nhượng quyền: Đọc kỹ các điều khoản về cam kết doanh thu, hỗ trợ, khu vực bảo hộ kinh doanh, thời hạn hợp tác…
- Lựa chọn mặt bằng phù hợp tệp khách hàng mục tiêu: Một thương hiệu định vị giới trẻ sẽ khó thành công nếu mở gần khu dân cư có độ tuổi trung niên.
- Thử nghiệm nhỏ trước khi mở rộng: Mở 1 cửa hàng nhỏ để đo lường sức mua và khả năng vận hành trước khi đầu tư quy mô lớn.
Xem thêm: Kinh doanh giống như trồng cây: Gốc vững thì trái ngọt
Lời kết:
Thông qua nỗ lực của những thương hiệu trà sữa nhượng quyền đã đem đến rất nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư không dồi dào nguồn nhân lực và tài lực. Các thương hiệu cho thấy rằng mô hình chi phí thấp – sáng tạo cao – vận hành tối ưu sẽ tiếp tục là xu thế của năm 2025. Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội đầu tư vừa sức, khả năng sinh lời tốt và được hỗ trợ từ A – Z, thì đây chính là thời điểm lý tưởng để bắt đầu!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên ghé thăm website COOLERCITY.VN để khám những thông tin mới nhất về thị trường F&B và mô hình kinh doanh nhượng quyền ngành hàng đồ uống nhé!
Bạn có thể liên hệ Hotline: 0889.670.888 hoặc liên hệ Facebook Cooler City – Icecream & Tea để được tư vấn và đặt hàng nhanh trong thời gian nhanh nhất.