Nên kinh doanh trà sữa hay cafe? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi bước vào lĩnh vực F&B. Cả hai mô hình đều có tiềm năng và mang lại cơ hội thành công nhưng đâu mới là lựa chọn đúng đắn để khởi nghiệp? Hãy cùng phân tích ưu – nhược điểm của từng mô hình để tìm ra câu trả lời phù hợp nhé
1. Tổng quan về thị trường trà sữa và cà phê
1.1. Xu hướng tiêu dùng và đối tượng khách hàng
Cà phê từ lâu đã là “biểu tượng” trong thói quen thưởng thức đồ uống của người Việt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trà sữa nổi lên như một “cơn sốt” trong giới trẻ, trở thành lựa chọn hàng đầu của học sinh, sinh viên. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu quán trà sữa có thể “soán ngôi” quán cà phê hay không.
Thực tế, hai mô hình này phục vụ những tệp khách hàng khác nhau. Nếu trà sữa hấp dẫn bởi khách hàng học sinh, sinh viên,… thì cà phê vẫn giữ vững vị thế với giới văn phòng và người đi làm. Vì thế, thay vì đối đầu trực tiếp, trà sữa và cà phê đang cùng nhau mở rộng thị trường, mang đến nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.
1.2. Nguồn nguyên liệu và chi phí đầu tư
Như đã đề cập, Việt Nam không phải là quốc gia có truyền thống uống trà sữa, do đó phần lớn nguyên liệu pha chế như trân châu, bột sữa,… đều phải nhập khẩu. Ngược lại, cà phê lại là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, giúp các quán cà phê dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng với mức giá hợp lý. Vì vậy, việc lựa chọn kinh doanh trà sữa hay cà phê sẽ phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro và niềm đam mê đổi mới của bạn.
Ngoài ra, chi phí đầu tư cũng là một yếu tố quan trọng. Các quán cà phê thường hướng đến khách hàng là dân văn phòng, người đi làm, những người có yêu cầu cao về không gian và trải nghiệm. Vì thế, chủ quán cần đầu tư nhiều hơn vào thiết kế, nội thất và chất lượng đồ uống để đáp ứng nhu cầu này. Ngược lại, trà sữa chủ yếu phục vụ giới trẻ – nhóm khách hàng có thu nhập thấp hoặc chưa có thu nhập, nên mô hình quán trà sữa thường tối giản hơn, giúp giảm bớt chi phí đầu tư ban đầu so với quán cà phê.
2. So sánh mô hình kinh doanh trà sữa và cà phê
2.1. Trà sữa: Nhóm đồ uống dễ tạo trend
Trà sữa là thức uống quen thuộc của giới trẻ – nhóm khách hàng luôn nhạy bén với các xu hướng mới và cũng dễ thay đổi sở thích. Chính vì vậy, để chinh phục thị trường này, sản phẩm cần liên tục đổi mới, cập nhật để bắt kịp thị hiếu.
Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, phần lớn các trào lưu đồ uống nổi bật đều thuộc nhóm trà và trà sữa. Riêng năm 2023, có đến 80% các trend nổi lên trong ngành F&B liên quan đến nhóm đồ uống này, chẳng hạn như trà mãng cầu, trà chanh giã tay hay trà sữa đất nung Vân Nam.
Tuy nhiên, đặc trưng của các sản phẩm theo trend là vòng đời ngắn – có thể nhanh chóng trở thành cơn sốt nhưng cũng dễ dàng bị thay thế bởi xu hướng mới. Điều này đòi hỏi chủ quán phải nhạy bén trong việc nắm bắt cơ hội và triển khai sản phẩm đúng thời điểm để tối đa hóa lợi nhuận. Nếu chậm chân, việc đầu tư lớn vào nguyên liệu và công thức có thể trở thành gánh nặng khi nhu cầu thị trường giảm sút.
Vì vậy, khi lựa chọn kinh doanh đồ uống theo trend, chủ quán không chỉ cần khả năng “bắt trend” nhanh mà còn phải tính toán kỹ lưỡng về nguồn hàng, quản lý nguyên liệu linh hoạt để hạn chế rủi ro, đảm bảo kinh.

Thương hiệu trà sữa Cooler City với menu phong phú, cập nhật liên tục thu hút khách hàng hiệu quả
2.2. Cà phê: Nhóm đồ cho dân văn phòng
Khác với trà sữa – nhóm đồ uống thường xuyên thay đổi theo xu hướng, cà phê được xem là mô hình kinh doanh ổn định và bền vững theo thời gian. Quán cà phê không chỉ đơn thuần phục vụ đồ uống mà còn tận dụng lợi thế về vị trí đẹp, tạo không gian thư giãn cho khách hàng, đồng thời gia tăng giá trị cho mặt bằng kinh doanh.
Hầu hết các chuỗi cà phê lớn đều ưu tiên lựa chọn những địa điểm đắc địa như ngã ba, ngã tư, khu công sở, trường học hoặc trung tâm giải trí sầm uất để thu hút khách hàng mục tiêu. Với sự ổn định trong tệp khách, mô hình này không đòi hỏi sự thay đổi liên tục về sản phẩm mà tập trung xây dựng hương vị đặc trưng và không gian quen thuộc, giúp khách hàng có thói quen quay lại thường xuyên.
Một quán cà phê có thể chuyên sâu về cà phê hoặc kết hợp thêm một số món đồ uống cơ bản để đa dạng lựa chọn cho khách. Tuy nhiên, điểm cốt lõi giúp mô hình này là sự trung thành của khách hàng. Khi đã quen với hương vị và phong cách phục vụ của quán, họ có xu hướng gắn bó lâu dài biến việc ghé quán cà phê trở thành một phần trong thói quen hàng ngày.
2.3. Trà sữa đặc sản: Mô hình bền vững
Dù thuộc nhóm trà, nhưng trà đậm vị đặc sản lại không chỉ đơn thuần là một xu hướng nhất thời. Bắt đầu từ trào lưu do các chuỗi lớn như Phê La,… khởi xướng, mô hình này nhanh chóng khẳng định vị thế bền vững và được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới.
Với hương vị cao cấp, đậm đà, cùng tính ứng dụng linh hoạt – từ trà nguyên bản, trà hoa quả đến trà sữa – dòng trà đậm vị đặc sản có khả năng chinh phục cả những thực khách khó tính nhất. Đặc biệt, “tính gây nghiện” của hương thơm và vị trà đặc trưng khiến khách hàng dễ dàng ghi nhớ và quay lại thường xuyên.
Mô hình trà đậm vị đặc sản có thể được ứng dụng theo hai hướng:
- Kết hợp trong mô hình quán đa dạng: Trà đậm vị có thể trở thành một “ngôi sao” trong menu, giúp mở rộng tệp khách hàng mà không cần quán phải chuyên sâu về trà.
- Phát triển mô hình chuyên biệt: Những quán chuyên về trà đậm vị đặc sản thường có chiều sâu về sản phẩm, xây dựng câu chuyện thương hiệu ấn tượng, thu hút khách hàng trẻ có gu và yêu thích trải nghiệm hương vị tinh tế.
Nhờ sự kết hợp giữa chất lượng, câu chuyện thương hiệu và khả năng thu hút khách hàng trung thành, trà đậm vị đặc sản không chỉ là một trào lưu nhất thời mà còn là một hướng kinh doanh bền vững trong ngành F&B.
3. Ưu điểm và nhược điểm của nhượng quyền cà phê hay trà sữa
Nhượng quyền cà phê và trà sữa ngày càng phổ biến nhờ sự bảo chứng từ các thương hiệu lớn như Trung Nguyên, Milano, Viva Star, Effoc, Starbucks… Đây là mô hình phù hợp cho người mới khởi nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro nhờ quy trình vận hành và chiến lược kinh doanh có sẵn. Với lợi thế thương hiệu và hệ thống hỗ trợ bài bản, nhượng quyền là bước đi an toàn trong thị trường đồ uống đầy cạnh tranh.
3.1. Ưu điểm
Nhượng quyền giúp chủ quán khởi nghiệp dễ dàng hơn nhờ tận dụng hệ thống vận hành sẵn có từ thương hiệu mẹ.
- Quy trình hoạt động chuẩn hóa: Không cần lo về nguồn nguyên liệu, công thức pha chế hay đào tạo nhân viên.
- Giảm rủi ro kinh doanh: Nhận diện thương hiệu, menu, chính sách đã được xây dựng bài bản, giúp vận hành ổn định từ đầu.
- Kiểm soát tài chính chặt chẽ: Hệ thống quản lý chuyên nghiệp giúp hạn chế thất thoát trong quá trình kinh doanh.
- Hỗ trợ marketing hiệu quả: Được quảng bá bài bản, thu hút khách hàng mà không cần tự xây dựng chiến lược từ đầu.
Nhờ những lợi thế này, nhượng quyền trở thành bước đi an toàn cho người mới khởi nghiệp trong lĩnh vực đồ uống.

Nhượng quyền thương hiệu trà sữa Cooler City là một mình chứng cho sự thành công bền vững
3.2. Nhược điểm
Dù mang lại nhiều lợi thế, nhượng quyền cũng đi kèm với không ít thách thức mà chủ quán cần cân nhắc:
- Ảnh hưởng từ thương hiệu mẹ: Nếu thương hiệu gặp scandal về chất lượng hoặc dịch vụ, quán của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng dù không trực tiếp liên quan.
- Cạnh tranh khốc liệt: Không chỉ đối đầu với quán cá nhân và các thương hiệu nhượng quyền khác, bạn còn phải cạnh tranh với chính những quán cùng hệ thống.
- Khó thu hút khách hàng: Khi thương hiệu có quá nhiều cửa hàng gần nhau, việc giữ chân khách hàng trở nên khó khăn hơn.
- Vốn đầu tư cao: Chi phí nhượng quyền, nguyên liệu và mặt bằng có thể lên đến hàng tỷ đồng, gây khó khăn cho người mới khởi nghiệp.
- Ít tính linh hoạt: Không thể thay đổi menu, chính sách hay điều chỉnh dịch vụ theo phản hồi khách hàng nếu chưa có sự đồng ý từ bên nhượng quyền.
Do đó, trước khi quyết định nhượng quyền, cần cân nhắc kỹ về ngân sách, khả năng vận hành và sự phù hợp với định hướng kinh doanh của mình.
Như đã phân tích, mỗi mô hình kinh doanh đều có những đặc điểm riêng. Việc lựa chọn mở quán cà phê hay trà sữa phụ thuộc vào mục tiêu và định hướng của bạn. Dù chọn mô hình nào, điều quan trọng nhất vẫn là sự cam kết và kiên trì theo đuổi con đường đã chọn. Thành công không đến ngay lập tức, mà là kết quả của quá trình nỗ lực và đầu tư lâu dài.
4. Có nên mua nhượng quyền trà sữa Cooler City không?
Khởi nghiệp kinh doanh trà sữa chưa bao giờ là dễ dàng. Từ việc tìm mặt bằng, xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm cho đến vận hành cửa hàng, tất cả đều đòi hỏi nguồn lực lớn cả về tài chính lẫn kinh nghiệm. Nếu không có chiến lược rõ ràng, rủi ro thất bại là rất cao.
Nhượng quyền thương hiệu chính là giải pháp giúp rút ngắn con đường khởi nghiệp, tận dụng được lợi thế của một hệ thống đã vận hành ổn định, giảm thiểu rủi ro và tối ưu chi phí đầu tư. Trong đó, Cooler City – thương hiệu nhượng quyền kem và trà sữa với hơn 2000+ cửa hàng toàn cầu và 40+ chi nhánh tại Việt Nam – là lựa chọn đáng cân nhắc cho những ai muốn kinh doanh hiệu quả.

Nhượng quyền thương hiệu Cooler City là lựa chọn sáng suốt cho ai muốn đầu tư kinh doanh trà sữa
Là thương hiệu xuất phát từ Trung Quốc, Cooler City được hậu thuẫn bởi Boduo – tập đoàn thực phẩm và đồ uống hàng đầu châu Á. Điều này giúp thương hiệu có nguồn cung nguyên liệu ổn định, giá thành hợp lý và tiềm lực tài chính vững mạnh. Ngoài ra, Cooler City còn có trung tâm nghiên cứu R&D, liên tục phát triển sản phẩm mới như trà xoài Phuket, trà dâu thạch dừa, topping hạt nổ,…mang đến sự khác biệt so với các thương hiệu cùng phân khúc.
Không giống những chuỗi nhượng quyền mở rộng ồ ạt, Cooler City chọn hướng phát triển bền vững, kiểm soát chất lượng bằng cách lựa chọn chủ đầu tư kỹ lưỡng, tránh tình trạng mất kiểm soát thương hiệu. Nhờ đó, Cooler City không chỉ mang đến cơ hội kinh doanh an toàn mà còn đảm bảo sự ổn định lâu dài cho các đối tác nhượng quyền.
Nếu bạn đang tìm kiếm một mô hình kinh doanh trà sữa hiệu quả với sự hỗ trợ chuyên sâu từ A-Z, Cooler City chính là lựa chọn xứng đáng để đầu tư.
>> Nhận tư vấn nhượng quyền Cooler City tại: Xem thêm