BÓC TRẦN CHIÊU TRÒ KHI SANG NHƯỢNG CỬA HÀNG

Sang nhượng cửa hàng là lựa chọn được nhiều người cân nhắc khi muốn khởi sự kinh doanh nhanh chóng mà không cần xây dựng từ đầu. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ngon ăn” là hàng loạt chiêu trò tinh vi có thể khiến bạn mất trắng.  Bài viết này, Cooler City sẽ bóc trần những mánh khóe phổ biến trong hình thức sang nhượng cửa hàng và hướng dẫn bạn cách nhận biết, phòng tránh để bảo vệ khoản đầu tư của mình.

1. Sang nhượng cửa hàng là gì?

Sang nhượng cửa hàng là việc chuyển nhượng lại toàn bộ hoặc một phần tài sản, quyền sử dụng mặt bằng, trang thiết bị, thương hiệu hoặc hoạt động kinh doanh từ chủ cũ sang cho người mới thường đi kèm một khoản phí sang nhượng.

Hiểu đơn giản, thay vì bắt đầu từ con số 0, bạn sẽ “mua lại” một cửa hàng đang hoạt động, có sẵn mặt bằng, vật dụng, có thể có sẵn nhân viên, quy trình hoặc khách quen. 

sang nhượng cửa hàng
Sang nhượng quán hiện là một trong những phương án phổ biến trên thị trường kinh doanh

2. Những chiêu trò sang nhượng cửa hàng phổ biến hiện nay

Thị trường sang nhượng cửa hàng luôn tấp nập kẻ bán –  người mua nhưng ẩn sau vẻ sôi động ấy là không ít chiêu trò khiến nhiều người “mất tiền oan”. Dưới đây là những mánh khóe phổ biến nhất mà người mua cần đặc biệt cảnh giác trước khi ký tên vào bất kỳ bản hợp đồng sang nhượng cửa hàng:

2.1. Báo cáo doanh thu “ảo” – Không có giấy tờ chứng minh

Một trong những chiêu trò tinh vi nhất khi sang nhượng cửa hàng chính là thổi phồng doanh thu. Chủ cũ thường đưa ra những con số nghe rất “ngon” như mỗi ngày 150 đơn. Tuy nhiên, nếu không có giấy tờ kiểm chứng, thì tất cả chỉ là… lời nói gió bay.

 Chiêu trò cụ thể thường gặp:

  • Bảng báo cáo doanh số tự lập bằng Excel, không liên kết với hệ thống bán hàng thật.
  • Dữ liệu POS bị xóa hoặc reset gần đây, không thể kiểm tra quá khứ.
  • Chỉ cho xem hình ảnh tổng doanh thu, từ chối cung cấp dữ liệu chi tiết như thời gian bán, mặt hàng, phương thức thanh toán, ghi chú đơn hàng…
  • Một số nơi còn “làm đẹp doanh thu tạm thời” bằng cách nhờ người thân, bạn bè đến mua hàng trong 1 – 2 tuần trước khi sang nhượng, tạo cảm giác đông khách để đánh lừa người mua.
Sang nhượng cửa hàng
Báo cáo doanh thu ảo là một trong những chiêu trò tinh vi nhất cần lưu ý khi mua sang nhượng cửa hàng

>> Xem thêm: Những bài học kinh doanh thực tế trong ngành hàng F&B vô cùng đắt giá cho người trẻ

2.2. “Sơn lại” mặt tiền – Che giấu vấn đề máy móc, thiết bị

Không ít người mua lại cửa hàng sang nhượng đã phải ngậm ngùi than thở: “Bên ngoài nhìn lung linh, bên trong chỉ toàn… sắt vụn!”. Đây là một chiêu trò không mới nhưng vẫn rất hiệu quả: đánh bóng bề ngoài để che giấu sự xuống cấp của máy móc, thiết bị vận hành bên trong.

Trước thời điểm sang nhượng, nhiều chủ cũ sẽ đầu tư nhẹ phần “mặt tiền”: sơn tường lại, dán decal mới, lắp thêm đèn LED lung linh, decor thêm vài tiểu cảnh để tạo cảm giác mới tinh, vào là mê. Tuy nhiên, những gì thực sự ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hằng ngày như tủ lạnh, máy pha cà phê, máy lạnh, bếp, máy in hóa đơn… lại bị bỏ mặc hoặc chỉ được “vá víu tạm thời” để… chạy cho tới lúc bàn giao xong là hết trách nhiệm.

Thậm chí, một số thiết bị đang có vấn đề như tủ mát rò gas, máy lạnh kêu to, điện chập chờn, thì cũng chỉ được chủ cũ “ngụy trang” sơ sài, miễn sao không bị phát hiện khi bạn đến xem quán.

Nguy hiểm hơn, trong phần giấy tờ bàn giao, nhiều bên chỉ ghi rất mơ hồ kiểu: “bàn giao đầy đủ thiết bị đang sử dụng”, mà không hề liệt kê cụ thể từng món, tình trạng, tuổi đời hay bảo hành còn hay không. Và chính sự “chung chung” này lại là cái bẫy khiến nhiều người mua sập vào: nhận về một quán “đẹp phần nhìn”, nhưng thiết bị vận hành thì sắp “hết đát”, buộc phải thay mới ngay sau khi sang nhượng.

sang nhượng cửa hàng
Khi mua sang nhượng cửa hàng cần kiểm tra kỹ các thiết bị máy móc

2.3. Giấu lý do thật sự khi sang nhượng

Phần lớn chủ quán khi sang nhượng thường viện lý do “không có thời gian quản lý”, “bận việc gia đình”, “chuyển hướng đầu tư”… nghe rất hợp lý, nhưng thực chất lại là cách để che giấu vấn đề thật sự, thường là quán kinh doanh yếu, mặt bằng không ổn định hoặc có rủi ro ngầm.

Nhiều cửa hàng vắng khách lâu dài, thử đủ cách vẫn không cải thiện nên tìm cách “cắt lỗ”. Một số lại nằm ở vị trí khó tiếp cận, khu vực cạnh tranh khốc liệt, hoặc vướng vào hợp đồng thuê mập mờ, dễ bị lấy lại mặt bằng. Thậm chí có trường hợp hàng xóm gây khó dễ, chủ nhà không cho cải tạo, hoặc khu vực sắp bị giải tỏa – nhưng tất cả những điều đó sẽ không được nói thẳng.

Để tránh “mua nhầm rắc rối”, bạn nên đến quán vào nhiều khung giờ khác nhau, quan sát lượng khách thật, hỏi thăm người dân xung quanh và yêu cầu xem hợp đồng thuê mặt bằng kỹ lưỡng. Một lý do sang nhượng càng “đẹp như mơ”, bạn càng cần tỉnh táo kiểm tra thực tế.

Nhớ rằng: Lý do thật sự càng mập mờ, rủi ro càng lớn. Khi đứng trước quyết định đầu tư hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ: bạn đang mua lại một cơ hội hay đang ôm lấy một rắc rối được gói ghém tinh tế?

2.4. Dẫn dắt bằng môi giới thiếu uy tín

Trong quá trình sang nhượng cửa hàng, không ít chủ quán chọn thuê môi giới để nhanh chóng tìm được người mua hoặc người bán. Tuy nhiên, việc dựa hoàn toàn vào môi giới thiếu uy tín có thể khiến bạn rơi vào những tình huống khó xử, thậm chí là mất tiền oan.

Nhiều môi giới không minh bạch trong việc cung cấp thông tin, cố tình che giấu những vấn đề tồn tại của cửa hàng, thổi phồng giá trị hoặc doanh thu để dễ dàng đẩy hàng. Họ có thể đưa ra các bản hợp đồng sơ sài, không rõ ràng, hoặc thiếu các điều khoản bảo vệ quyền lợi cho bên mua. Một số còn gây áp lực bằng cách tạo cảm giác “cơ hội có hạn”, khiến người mua vội vàng quyết định mà chưa kịp kiểm tra kỹ.

Để tránh bị “dẫn dắt mù quáng”, bạn cần chủ động kiểm tra kỹ thông tin người môi giới:

  • Tìm hiểu uy tín qua các đánh giá, phản hồi từ khách hàng trước đó.
  • Yêu cầu môi giới cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý, giấy tờ liên quan đến cửa hàng và mặt bằng.
  • Tự mình thẩm định thực tế cửa hàng, doanh thu, hợp đồng thuê mặt bằng, chứ không chỉ nghe môi giới kể.
  • Hạn chế ký kết hợp đồng sang nhượng mà chưa có sự tư vấn pháp lý hoặc chuyên gia trong ngành.

Nhớ rằng, môi giới chỉ là người trung gian hỗ trợ, quyết định cuối cùng phải dựa trên kiểm tra thực tế và đánh giá khách quan của bạn. Đừng để môi giới thiếu trách nhiệm làm bạn đánh mất khoản đầu tư lớn chỉ vì thiếu cảnh giác.

3. Những loại giấy tờ & hợp đồng cần biết khi sang nhượng

Khi tham gia sang nhượng cửa hàng, việc nắm vững các loại giấy tờ, hợp đồng pháp lý là bước quan trọng không thể bỏ qua. Đây chính là căn cứ pháp lý giúp bảo vệ quyền lợi cho cả bên mua và bên bán, đồng thời giảm thiểu rủi ro phát sinh về sau.

3.1. Hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Đây là văn bản pháp lý quan trọng nhất, trong đó ghi rõ điều khoản, quyền và nghĩa vụ của hai bên liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng cửa hàng, tài sản và hoạt động kinh doanh. Một hợp đồng sang nhượng chuẩn chỉnh phải có đầy đủ chữ ký của bên mua và bên bán, đồng thời được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc công chứng giúp tăng tính pháp lý, tránh tranh chấp và làm cơ sở khi cần bảo vệ quyền lợi tại tòa.

Nhiều người thường lựa chọn sử dụng mẫu giấy viết tay hoặc đơn tự soạn do nghĩ đơn giản, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, loại giấy tờ này rất dễ gây tranh cãi vì thiếu tính pháp lý, nội dung thường không rõ ràng, thiếu chi tiết về quyền sở hữu, điều kiện giao nhận tài sản hay các cam kết quan trọng khác. Chủ đầu tư nên hạn chế sử dụng giấy viết tay hoặc mẫu đơn không chính thống thay vào đó ưu tiên hợp đồng sang nhượng cửa hàng đã công chứng để bảo đảm an toàn pháp lý tối đa.

sang nhượng cửa hàng
Hợp đồng sang nhượng cửa hàng là văn bản pháp lý cực kì quan trọng

3.2. Hợp đồng đặt cọc sang nhượng cửa hàng

Trước khi ký hợp đồng chính thức, bên mua và bên bán thường ký hợp đồng đặt cọc để giữ chỗ, tránh bên bán rút lui đột ngột. Tuy nhiên, hợp đồng đặt cọc sang nhượng cửa hàng cần được soạn thảo rõ ràng các điều khoản về số tiền đặt cọc, thời hạn hoàn thành giao dịch, điều kiện phạt vi phạm, cũng như quyền hủy hợp đồng khi một bên không thực hiện đúng cam kết. Điều này giúp tránh tranh chấp không đáng có và đảm bảo tiến độ giao dịch diễn ra suôn sẻ.

3.3. Các thủ tục pháp lý đi kèm

Sau khi hoàn tất hợp đồng sang nhượng, chủ đầu tư cần thực hiện đồng bộ các thủ tục pháp lý sau để đảm bảo quyền sở hữu và hoạt động kinh doanh hợp pháp:

  • Chuyển tên hợp đồng thuê mặt bằng: Liên hệ chủ nhà để làm thủ tục sang tên hợp đồng thuê hoặc ký hợp đồng thuê mới nếu cần, tránh trường hợp chủ nhà không đồng ý hoặc tăng giá thuê đột ngột.
  • Chuyển giao tài sản cố định: Kiểm tra và lập biên bản bàn giao tài sản (máy móc, thiết bị, nội thất) đi kèm hợp đồng sang nhượng.
  • Đăng ký kinh doanh: Chủ mới phải làm thủ tục thay đổi người đại diện pháp luật, địa chỉ kinh doanh, ngành nghề trên giấy đăng ký kinh doanh tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để tránh rủi ro về mặt pháp lý và thuận tiện cho việc vận hành.
  • Các giấy tờ khác: Nếu có giấy phép kinh doanh ngành nghề đặc thù (ăn uống, giải trí…) cần làm thủ tục chuyển giao hoặc cấp phép lại theo quy định.

Việc chuẩn bị kỹ càng và hiểu rõ các loại giấy tờ, hợp đồng sẽ giúp chủ đầu tư tránh được những rắc rối pháp lý, đảm bảo quyền lợi và bảo vệ khoản đầu tư khi bước chân vào thị trường sang nhượng cửa hàng. 

>> Xem thêm: Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa cần những giấy tờ gì?

5. Có nên mua lại cửa hàng sang nhượng?

Việc quyết định mua lại cửa hàng sang nhượng hay chọn mở mới, hoặc tham gia nhượng quyền đều có những ưu và nhược điểm riêng phù hợp với từng trường hợp và mục tiêu kinh doanh khác nhau.

Ưu điểm khi mua lại cửa hàng sang nhượng:

Việc mua lại một cửa hàng sang nhượng mang đến nhiều ưu điểm đáng cân nhắc. Trước hết, bạn có thể tiết kiệm đáng kể thời gian chuẩn bị và nhanh chóng đưa quán vào hoạt động. 

Ngoài ra, nếu cửa hàng vận hành bài bản, bạn còn được thừa hưởng sẵn cơ sở vật chất, tệp khách hàng quen thuộc và cả quy trình vận hành đã ổn định. Đặc biệt, so với việc mở mới hoàn toàn hoặc nhượng quyền thương hiệu, chi phí sang nhượng đôi khi còn thấp hơn giúp giảm áp lực tài chính ban đầu.

Nhược điểm khi mua lại cửa hàng sang nhượng:

Bên cạnh những ưu điểm việc mua lại cửa hàng sang nhượng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Nếu không kiểm tra kỹ, bạn có thể đối mặt với doanh thu “ảo”, thiết bị xuống cấp hoặc mặt bằng kinh doanh không thuận lợi. 

Ngoài ra, hình thức sang nhượng thường thiếu sự hỗ trợ chuyên môn, đào tạo bài bản hay chiến lược phát triển thương hiệu dài hạn. Đặc biệt, bạn có thể phải tự xử lý những vấn đề tồn đọng từ trước mà chủ cũ để lại gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sau này.

Khi nào nên cân nhắc mua lại cửa hàng sang nhượng?

Bạn nên cân nhắc mua lại một cửa hàng sang nhượng khi đáp ứng được một số điều kiện thuận lợi. Trước tiên, cửa hàng cần có quy trình vận hành rõ ràng, minh bạch về giấy tờ pháp lý để đảm bảo tính pháp lý và tránh rủi ro sau này. 

Thứ hai, nếu doanh thu ổn định, lượng khách quen đều đặn và mô hình có tiềm năng phát triển thêm trong tương lai, đây có thể là cơ hội tốt để đầu tư. Cuối cùng, nếu bạn có kinh nghiệm trong ngành hoặc đủ nguồn lực để cải thiện, nâng cấp và vận hành hiệu quả, thì việc tiếp quản cửa hàng sang nhượng sẽ trở nên khả thi và đáng để xem xét.

Khi nào nên tránh mua lại cửa hàng sang nhượng?

Việc mua lại một cửa hàng sang nhượng không phải lúc nào cũng là lựa chọn lý tưởng. Bạn nên cân nhắc kỹ nếu cửa hàng không có đầy đủ thông tin minh bạch hoặc thiếu giấy tờ pháp lý rõ ràng vì điều này dễ dẫn đến tranh chấp hoặc rắc rối pháp lý sau này. 

Nếu doanh thu thực tế thấp, lượng khách không ổn định, thiết bị đã xuống cấp nghiêm trọng hoặc mặt bằng nằm ở vị trí không thuận lợi và phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ mạnh thì việc tiếp quản có thể trở nên kém hiệu quả. Trong những trường hợp này, việc đầu tư vào một mô hình mới hoặc lựa chọn nhượng quyền chính thống sẽ an toàn và tiềm năng hơn.

Ngoài ra, nếu bạn muốn giảm thiểu rủi ro và nhanh chóng đi vào vận hành ổn định, mô hình nhượng quyền từ các thương hiệu uy tín như Cooler City là lựa chọn lý tưởng. Với hệ thống hỗ trợ bài bản từ đào tạo nhân sự, quản lý vận hành, marketing đến nguồn nguyên liệu chuẩn chất lượng, bạn không chỉ tránh được các rủi ro tiềm ẩn khi mua sang nhượng mà còn được đồng hành phát triển thương hiệu mạnh mẽ.

sang nhượng cửa hàng
Cooler City là một mô hình nhượng quyền bền vững đã được kiểm chứng

Cooler City cung cấp gói nhượng quyền toàn diện, giúp chủ đầu tư an tâm vận hành và phát triển kinh doanh bền vững trong ngành trà sữa và kem, lĩnh vực đầy tiềm năng tại Việt Nam hiện nay.

>> Xem thêm: Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu trà sữa cần những giấy tờ gì?