Khách hàng có thật sự yêu thích câu chuyện thương hiệu của các nhãn hàng nổi tiếng? Chúng ta phải có nó thì mới bán được sản phẩm? Những câu hỏi luôn lặp lại và không bao giờ có đáp án nào hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, trong khi một thị trường nơi cà phê chỗ nào cũng thơm, sữa chỗ nào cũng sạch, nước ở đâu cũng mát – thứ khiến khách hàng ở lại không hẳn là sản phẩm, mà có lẽ là câu chuyện phía sau. Hãy cùng Cooler City khám phá và lý giải “hiện tượng” này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Câu chuyện thương hiệu là gì?
Câu chuyện thương hiệu (Brand Story) là một câu chuyện được xây dựng dành riêng cho thương hiệu – dựa trên những chất liệu như thông điệp, giá trị cốt lõi, hành trình phát triển, đối tượng khách hàng, hoặc những nguồn cảm hứng sâu xa khác.
Không có công thức cố định cho một brand story. Nó có thể khác nhau về quan điểm, độ dài, hình thức thể hiện, cách diễn đạt hay tông giọng. Tuy nhiên, một câu chuyện thực sự tốt không khởi đầu bằng câu hỏi: “Liệu điều này có giúp mình bán được nhiều hàng hơn không?”
Dù brand story có thể góp phần gia tăng doanh số – điều mà ai cũng mong muốn – nhưng đó không nên là mục tiêu chính. Bạn không viết câu chuyện chỉ để chiều lòng khách hàng.
Câu chuyện thương hiệu không đơn thuần là một công cụ tiếp thị. Vậy rốt cuộc, nó mang lại giá trị gì?

2. Cách câu chuyện thương hiệu ảnh hưởng tới các nhãn hàng?
Mục đích cốt lõi của một brand story là thể hiện rõ ràng lý do tồn tại của thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp sở hữu một công cụ mạnh mẽ để tạo dựng mối liên kết bền vững với con người – chứ không chỉ đơn thuần là với “người tiêu dùng”. Hãy nhớ, người ta không chỉ mua sản phẩm, họ chọn một niềm tin, một giá trị mà họ đồng cảm.
Khi KFC trở thành biểu tượng toàn cầu, sức mạnh không chỉ đến từ “gà rán” – mà từ chính câu chuyện về người sáng lập Harland Sanders. Ông khởi nghiệp ở tuổi 65, sau hàng trăm lần bị từ chối, vẫn không từ bỏ công thức gà rán của mình. Câu chuyện ấy không chỉ truyền cảm hứng cho thực khách, mà còn giúp thương hiệu định hình một văn hóa: kiên định, chân thành, đậm chất “Southern hospitality”. Từ copywriting, hình ảnh thương hiệu, phong cách phục vụ, cho đến chiến dịch marketing – tất cả đều gắn với tinh thần vượt khó và niềm tin vào chất lượng.

Một câu chuyện thương hiệu tốt chính là kim chỉ nam cho mọi hành động – từ thiết kế UX/UI, truyền thông, dịch vụ khách hàng, đến tuyển dụng và quản lý.
Vậy thương hiệu có cần một brand story?
Hãy cân nhắc nếu bạn đang:
- Tái định vị thương hiệu và muốn thổi làn gió mới vào hình ảnh hiện tại
- Chuyển hướng sản phẩm hoặc dịch vụ
- Chưa từng thấy câu chuyện thương hiệu thật sự truyền cảm hứng
- Tìm kiếm một cách kể giá trị công ty hiệu quả hơn mô hình Mục tiêu – Tầm nhìn – Sứ mệnh
Tin rằng hành trình xây dựng công ty của bạn đủ đặc biệt để được kể ra, nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu.
>> Xem Thêm: Chiến Lược Kinh Doanh Thương Hiệu Trà Sữa: Làm Sao Để Không Đuối Giữa Thị Trường Cạnh Tranh Khốc Liệt?
3. 3 yếu tố thường thấy của một thương hiệu xuất sắc
Với sự cạnh tranh của các thương hiệu trên thị trường hiện nay. Để trở thành một thương hiệu xuất xắc, một doanh nghiệp phải có câu chuyện thương hiệu và cần phải đạt được những tiêu chí nhất định. Sau đây là 3 yếu tố thường thấy trong hành trình “kể’ câu chuyện thương hiệu của các nhãn hàng:

3.1. Tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng – Kim chỉ nam cho mọi chiến lược
Một thương hiệu xuất xắc sẽ có tầm nhìn và sứ mệnh cụ thể, đây cũng chính là 2 yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp định hướng và phát triển thành một thương hiệu xuất sắc trong mặt của khách hàng.
Tầm nhìn thương hiệu (Brand Vision): Là mục tiêu mà thương hiệu muốn hướng đến và phát triển trong một khoảng thời gian ngắn hạn hay dài hạn? (3 năm, 5 năm, 10 năm,…)
Sứ mệnh thương hiệu (Brand Mission): Là lời cam kết về những giá trị mà thương hiệu sẽ mang đến cho khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của mình.
Ví dụ một thương hiệu cà phê nội địa có thể đặt tầm nhìn là: “Trong 5 năm tới, trở thành chuỗi cà phê Việt được yêu thích nhất Đông Nam Á – nơi khởi nguồn của trải nghiệm cà phê đậm đà, đầy bản sắc.” Và sứ mệnh: “Chúng tôi lan tỏa giá trị văn hoá cà phê Việt qua từng tách cà phê nguyên bản, phục vụ bằng tinh thần hiếu khách, nhiệt huyết và sự chỉn chu.”
Tầm nhìn cho thấy khát vọng vươn xa; sứ mệnh khẳng định cam kết với trải nghiệm khách hàng – đó chính là điều khiến thương hiệu không bị “trôi” giữa vô số đối thủ trên thị trường.
3.2. Hình ảnh thương hiệu đồng bộ – Cách xây dựng niềm tin và trí nhớ thương hiệu
Trong ngành F&B hay bất kỳ ngành kinh doanh nào, nơi khách hàng có vô số lựa chọn mỗi ngày thì hình ảnh thương hiệu không chỉ là chuyện đẹp – mà là chuyện sống còn. Một nhãn hàng có câu chuyện thương hiệu được thể hiện đồng bộ sẽ tạo cảm giác chuyên nghiệp, đáng tin cậy, và dễ dàng được ghi nhớ.
Sự đồng bộ cần thể hiện xuyên suốt mọi điểm chạm thương hiệu, bao gồm:
- Hệ thống nhận diện: logo, màu sắc, phông chữ, bộ ảnh chủ đạo
- Không gian vật lý: cách bày trí cửa hàng, đồng phục nhân viên
- Kênh số: nội dung website, mạng xã hội, thiết kế menu online
- Ngôn ngữ thương hiệu: giọng điệu trò chuyện, tên món ăn, cách kể chuyện
Khách hàng có thể chưa nhớ bạn là ai – nhưng nếu bạn luôn dùng một tông màu, một cách nói chuyện, một kiểu hình ảnh, họ sẽ dần “ghi hình” bạn trong tâm trí mà không nhận ra. Và một thương hiệu được ghi nhớ là bước đầu tiên để được chọn lựa.
3.3. Sự khác biệt – Đòn bẩy giúp thương hiệu thoát khỏi biển đỏ cạnh tranh
Trong thị trường khắc nghiệt, sự đổi mới là yếu tố sống còn. Nhưng khác biệt không phải là dị biệt hay tạo ra vấn đề trái chiều nhằm gây chú ý, mà là khác biệt một cách có chiến lược – hướng đến giải quyết đúng nỗi đau hoặc đáp ứng một mong đợi chưa được thoả mãn từ phía khách hàng.
Để tạo ra sự khác biệt có giá trị, thương hiệu cần:
- Hiểu rõ “insight” khách hàng mục tiêu
- Nhận diện lỗ hổng của thị trường hiện tại
- Tìm ra điểm độc nhất mà thương hiệu có thể sở hữu
Ví dụ, một thương hiệu đồ ăn nhanh có thể chọn hướng đi khác biệt bằng cách tập trung vào nguyên liệu sạch địa phương, hoặc mang lại trải nghiệm cá nhân hoá thực đơn, hoặc đơn giản là chọn tông giọng trẻ trung, hài hước để kết nối Gen Z – trong khi các thương hiệu khác đang đi theo lối mòn cũ kỹ.
>> Xem Thêm: Chất Lượng Đồng Nhất – Bí Quyết Giữ Chân Khách Hàng Thành Công
4. Kể câu chuyện thương hiệu của các nhãn hàng sao cho thu hút?
Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng bị “bội thực” thông tin, một câu chuyện thương hiệu cảm xúc, gần gũi, có cá tính sẽ là cầu nối quan trọng để khách hàng nhớ đến – và gắn bó lâu dài. Vậy làm sao để một thương hiệu – dù mới hay đang phát triển – có thể xây dựng được một câu chuyện thương hiệu thu hút, có chiều sâu và thực sự chạm đến khách hàng? Hãy bắt đầu từ những bước nền tảng dưới đây:
4.1. Thấu hiểu khách hàng tiềm năng

Muốn kể chuyện hấp dẫn, trước tiên phải hiểu rõ ai đang lắng nghe bạn. Nhãn hàng cần xác định chân dung khách hàng tiềm năng, từ đó lựa chọn giọng điệu, hình ảnh, chủ đề và cảm xúc phù hợp. Một số cách giúp các nhãn hàng hiểu rõ khách hàng hơn:
- Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu độ tuổi, giới tính, khu vực, hành vi tiêu dùng và xu hướng lựa chọn của khách hàng thông qua khảo sát, phân tích ngành hoặc theo dõi đối thủ.
- Phân tích dữ liệu khách hàng hiện có: Sử dụng công cụ CRM, Google Analytics, dữ liệu bán hàng để nhận diện thói quen, giờ cao điểm mua sắm, tỷ lệ quay lại,…
- Tương tác trực tiếp: Qua mạng xã hội, tin nhắn, email marketing, hoặc các sự kiện offline để lắng nghe phản hồi thực tế.
Khi hiểu rõ khách hàng là ai, thương hiệu sẽ kể được một câu chuyện đúng người – đúng lúc – đúng cảm xúc, từ đó tạo ra sự kết nối chân thành, bền vững.
4.2. Xác định mục đích của câu chuyện
Mỗi câu chuyện thương hiệu đều nên có một lý do tồn tại rõ ràng:
- Là để thu hút khách hàng mới?
- Hay để giữ chân khách hàng cũ?
- Nâng cao độ phủ sóng thương hiệu?
- Hay thúc đẩy doanh số bán hàng?
Xác định rõ mục tiêu kể chuyện giúp thương hiệu không bị lan man, và định hình được cấu trúc – nội dung – kênh truyền tải phù hợp với mục tiêu đó. Ví dụ, nếu muốn giữ chân khách hàng, câu chuyện nên gợi cảm giác thân quen, trung thành và mang tính cộng đồng nhiều hơn là “giới thiệu sản phẩm mới”.
4.3. Hiểu sản phẩm của thương hiệu
Để kể câu chuyện xây dựng thương hiệu, nhãn hàng phải thực sự hiểu về sản phẩm đang kinh doanh. Có như vậy, câu chuyện mới đảm bảo tính chân thực, gần gũi, truyền tải toàn bộ giá trị của sản phẩm nói riêng và thương hiệu nói chung đến khách hàng. Chúng ta có thể hiểu hơn về sản phẩm của thương hiệu khi trả lời các câu hỏi sau:
Điểm chất lượng và giá cả của sản phẩm là gì?
- Sản phẩm có giải quyết được vấn đề nào?
- Sản phẩm của shop với của đối thủ cạnh tranh khác nhau như thế nào?
- Sản phẩm có điểm gì vượt trội mà khách hàng phải lựa chọn?
4.4. Lên ý tưởng cho câu chuyện thương hiệu của các nhãn hàng
Sau khi đã nắm được “ai là người nghe”, “mục tiêu là gì” và “sản phẩm có gì đặc biệt”, giờ là lúc lên ý tưởng cho câu chuyện. Một Brand Story hấp dẫn nên có:
- Chủ đề rõ ràng, gợi cảm xúc
- Tình huống thực tế mà khách hàng dễ đồng cảm
- Thông điệp ngắn gọn, dễ nhớ
- Tình tiết hấp dẫn, có cao trào hoặc sự chuyển biến

Ví dụ: Với một thương hiệu trà sữa sử dụng nguyên liệu thuần Việt như đậu đỏ, lá nếp, dừa tươi,… thương hiệu có thể kể câu chuyện về “ly trà sữa tuổi thơ” – bắt đầu từ hình ảnh người sáng lập từng lớn lên cùng những món quà vặt mẹ nấu ngày hè: chè đậu, nước lá dứa, thạch dừa,… Và giờ đây, họ mong muốn tái hiện lại những ký ức ngọt ngào ấy trong từng ly trà sữa, để mỗi khách hàng đều tìm thấy “một phần ký ức của mình” khi thưởng thức.
4.5. Phát triển nhân vật
Một thương hiệu sẽ dễ dàng được khách hàng ghi nhớ hơn nếu có một gương mặt đại diện xuyên suốt câu chuyện. Đó có thể là:
- Người sáng lập – kể về hành trình khởi nghiệp, vượt khó
- Một khách hàng tiêu biểu – đại diện cho nhóm đối tượng mục tiêu
- Nhân vật ảo – xây dựng theo cá tính phù hợp với thị hiếu (như chim cánh cụt KUKU của Cooler City)
Nhân vật giúp truyền tải thông điệp hiệu quả, tạo sự thân thuộc và tăng tính nhận diện thương hiệu.
4.6. Sử dụng cảm xúc và hình ảnh để kể câu chuyện thương hiệu
Để câu chuyện thực sự “sống”, nhãn hàng nên thực sự hóa thân thành nhân vật và kể lại câu chuyện của mình bằng những gì chân thật nhất, gần gũi nhất:
- Ngôn từ gợi cảm xúc: Ưu tiên viết theo tông tích cực, truyền cảm hứng hoặc cảm động, có thể pha chút dí dỏm để gần gũi hơn
- Tình huống thực tế: Tạo bối cảnh chân thật để khách hàng cảm thấy “câu chuyện này giống mình quá”
- Hình ảnh và định dạng sống động: Dùng ảnh chất lượng cao, video storytelling, reels ngắn, hoặc thậm chí là podcast để tạo chiều sâu và đa dạng góc nhìn
4.7. Nhấn mạnh giá trị và tầm nhìn của thương hiệu
Cuối cùng, đừng quên lồng ghép những giá trị mà thương hiệu mang lại cho cộng đồng – có thể là giá trị bền vững, câu chuyện truyền cảm hứng, hay tinh thần vì khách hàng. Đồng thời, tầm nhìn dài hạn của nhãn hàng cũng nên được hé lộ – để khách hàng thấy họ đang đồng hành cùng một thương hiệu có lý tưởng, không chỉ đơn thuần là giao dịch.
>> Xem Thêm: Những Thương Hiệu Trà Sữa Nhượng Quyền Được Săn Đón Nhất Năm 2025
5. Những câu chuyện thương hiệu của các nhãn hàng F&B truyền cảm hứng
Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao có những thương hiệu F&B lại tạo ra sức hút đặc biệt đến vậy? Không chỉ bởi chất lượng sản phẩm hay chiến lược tiếp thị, mà còn bởi những câu chuyện đầy cảm hứng phía sau từng chiếc logo quen thuộc. Những câu chuyện ấy không chỉ truyền cảm hứng cho người tiêu dùng, mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ cho những ai đang ấp ủ giấc mơ kinh doanh F&B. Hãy cùng khám phá 3 thương hiệu nổi bật và câu chuyện thương hiệu đã góp phần đưa họ đến thành công như hiện tại.
5.1. Câu chuyện thương hiệu Vinamilk
Vinamilk hiện là thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam và nằm trong Top 40 công ty sữa lớn nhất thế giới. Nhưng ít ai biết rằng hành trình này bắt đầu từ năm 1976, khi đất nước vừa trải qua chiến tranh và còn nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, Vinamilk ra đời với một sứ mệnh lớn: cải thiện dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc cho trẻ em Việt Nam.
Vượt qua thách thức về nguyên vật liệu, kỹ thuật và công nghệ trong những ngày đầu, Vinamilk đã từng bước xây dựng nhà máy sản xuất sữa từ con số 0, nghiên cứu và điều chỉnh công thức sữa sao cho phù hợp với thể trạng trẻ em Việt. Hành trình phát triển của Vinamilk luôn gắn liền với nỗ lực đổi mới sáng tạo nhằm mang đến những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng, sạch và thơm ngon.

Không chỉ là một doanh nghiệp sản xuất sữa, Vinamilk còn xây dựng hình ảnh thương hiệu gắn bó sâu sắc với người tiêu dùng Việt qua thông điệp “Vươn cao Việt Nam”. Hình ảnh trẻ em khỏe mạnh, hạnh phúc cùng đất nước tươi đẹp xuất hiện trong các chiến dịch quảng bá đã trở thành biểu tượng trong lòng người tiêu dùng.
Sau hơn 40 năm, câu chuyện thương hiệu Vinamilk vẫn giữ vững tinh thần ban đầu – “chúng tôi làm tất cả vì bạn” – thể hiện qua từng sản phẩm sữa như một lời cam kết mang lại sự chăm sóc tốt nhất cho người tiêu dùng và những người thân yêu của họ. Sự kết hợp giữa chất lượng sản phẩm, chiến dịch truyền thông nhân văn cùng niềm tự hào dân tộc đã giúp Vinamilk chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Bài học rút ra:
Vinamilk thành công nhờ định vị sứ mệnh rõ ràng ngay từ đầu, kiên trì theo đuổi mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng. Sự cải tiến không ngừng về chất lượng sản phẩm, cùng việc lồng ghép khéo léo bản sắc dân tộc vào chiến lược thương hiệu, đã giúp Vinamilk tạo dựng một câu chuyện chạm đến trái tim người Việt.
5.2. Câu chuyện thương hiệu Cà phê Trung Nguyên
Trung Nguyên không chỉ là một thương hiệu cà phê – đó là câu chuyện về giấc mơ cà phê Việt Nam vươn tầm thế giới. Được thành lập vào năm 1996 tại Buôn Ma Thuột – thủ phủ cà phê của Việt Nam, Trung Nguyên bắt đầu hành trình của mình từ một quán cà phê rang xay nhỏ, mang theo khát vọng lớn lao của nhà sáng lập Đặng Lê Nguyên Vũ.
Ngay từ những ngày đầu, thương hiệu tập trung vào việc sản xuất những gói cà phê chất lượng dành cho người dân địa phương. Nhờ hương vị đậm đà đặc trưng của hạt cà phê Đắk Lắk, sản phẩm Trung Nguyên dần chinh phục thị trường trong nước và từng bước vươn ra thế giới.

Không giống nhiều thương hiệu khác lựa chọn chiến dịch quảng cáo rầm rộ, Trung Nguyên đi theo con đường riêng: kể một câu chuyện thương hiệu đầy cảm xúc về hành trình khởi nghiệp, sự kiên định gìn giữ giá trị truyền thống và tầm nhìn xa về tương lai của ngành cà phê Việt. Từng bước đi của Trung Nguyên là minh chứng cho tinh thần “dám nghĩ – dám làm”, kết hợp giữa bản sắc truyền thống và đổi mới sáng tạo.
Thông điệp thương hiệu của Trung Nguyên không chỉ là cà phê ngon, mà là nguồn năng lượng tích cực và sáng tạo cho con người Việt Nam. Chính điều này đã tạo nên điểm khác biệt cho Trung Nguyên trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Bài học rút ra:
Trung Nguyên thành công vì xác định được một tầm nhìn rõ ràng: đưa cà phê Việt vươn tầm quốc tế mà vẫn giữ vững giá trị bản địa. Thương hiệu đã chọn cách kể câu chuyện khởi nghiệp một cách truyền cảm, gần gũi nhưng mang hàm ý sâu sắc. Điều đó không chỉ giúp nâng tầm thương hiệu mà còn truyền cảm hứng cho hàng triệu người Việt trên hành trình hiện thực hóa ước mơ.
5.3. Câu chuyện thương hiệu Coca – Cola
Coca-Cola là một trong những thương hiệu nước giải khát lâu đời và nổi tiếng nhất thế giới. Hành trình của thương hiệu này bắt đầu từ năm 1886, khi Tiến sĩ John Pemberton tại bang Georgia (Mỹ) tạo ra một công thức nước uống mới kết hợp chiết xuất từ lá coca và hạt cola. Ban đầu, Coca-Cola được bán tại hiệu thuốc như một loại đồ uống giúp phục hồi sức khỏe.
Trải qua thời gian, Coca-Cola đã phát triển từ một loại nước giải khát đặc biệt trở thành biểu tượng văn hóa của nước Mỹ, rồi lan rộng ra toàn cầu. Nhờ những chiến dịch quảng cáo ấn tượng, liên tục bắt kịp xu hướng và đổi mới sản phẩm, thương hiệu này duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành đồ uống suốt nhiều thập kỷ.

Coca-Cola đã không ngừng phát triển các dòng sản phẩm mới như Coca-Cola Diet, Coca-Cola Zero, và nhiều hương vị khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Sự đa dạng này góp phần làm mới hình ảnh thương hiệu mà vẫn giữ được giá trị cốt lõi.
Khi đến với thị trường Việt Nam, Coca-Cola tiếp tục thể hiện khả năng kể chuyện thương hiệu qua các chiến dịch marketing giàu cảm xúc như “Mang kỳ diệu về nhà”, “Điều giản dị làm nên Tết diệu kỳ”,… Với thông điệp “Mở nắp hạnh phúc”, Coca-Cola khéo léo gắn kết sản phẩm của mình với những khoảnh khắc sum họp và tình thân – điều rất quan trọng trong văn hóa Tết của người Việt.
Bài học rút ra:
Coca-Cola là minh chứng cho việc xây dựng một thương hiệu không chỉ dựa trên chất lượng sản phẩm mà còn dựa vào khả năng kể chuyện – từ nguồn gốc ra đời đến hành trình trở thành biểu tượng toàn cầu. Câu chuyện thương hiệu của Coca-Cola giúp người tiêu dùng không chỉ yêu thích sản phẩm mà còn yêu luôn cả những giá trị và cảm xúc mà thương hiệu mang lại.
>> Xem Thêm: Top 3 Thương Hiệu Trà Sữa Nhượng Quyền Giá Rẻ Nổi Tiếng Tại Việt Nam
Lời kết
Câu chuyện thương hiệu của các nhãn hàng không chỉ là một chiến lược tiếp thị, mà là bản sắc, là lời hứa thương hiệu gửi đến trái tim người tiêu dùng. Khi được kể đúng cách, câu chuyện ấy có thể biến một sản phẩm bình thường thành một biểu tượng, một thương hiệu vô danh thành một phần ký ức tập thể. Giữa thị trường đầy tiếng ồn, chính câu chuyện thương hiệu là điều khiến khách hàng dừng lại, lắng nghe – và ở lại.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên ghé thăm website COOLERCITY.VN để khám những thông tin mới nhất về thị trường F&B và mô hình kinh doanh nhượng quyền ngành hàng đồ uống nhé!
Bạn có thể liên hệ Hotline: 0889.670.888 hoặc liên hệ Facebook Cooler City – Icecream & Tea để được tư vấn và đặt hàng nhanh trong thời gian nhanh nhất.