Lợi ích và tác hại của matcha là chủ đề khiến không ít người tò mò khi loại bột trà xanh này ngày càng phổ biến trong thực đơn lành mạnh hiện nay. Matcha không chỉ nổi tiếng với hương vị thanh mát và màu sắc bắt mắt, mà còn được ca ngợi nhờ hàng loạt lợi ích cho sức khỏe như chống oxy hóa, hỗ trợ giảm cân, tăng cường tập trung… Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng loại “siêu thực phẩm” này cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ nếu dùng sai cách hoặc quá liều lượng. Cùng Cooler City tìm hiểu trong bài viết!
1. Thành phần dinh dưỡng trong Matcha
Matcha là thực phẩm ít calo nhưng lại giàu các hợp chất hoạt tính sinh học mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dù không phải nguồn dồi dào vitamin hay khoáng chất, nhưng matcha lại nổi bật với các hoạt chất như L-theanine, quercetin, catechin, caffeine và diệp lục – những yếu tố chính góp phần tạo nên công dụng vượt trội của loại bột trà xanh này.

Trong 100g bột matcha nguyên chất, thành phần dinh dưỡng gồm có:
- Đạm: 6,64g
- Carbohydrate: 23,67g
- Lipid: 2,94g
- Chất xơ: 55,08g (gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan)
- Polyphenol: 12.090μg
- Axit folic: 119μg
- Canxi: 840mg
- Sắt: 18mg
- Natri: 8,32mg
- Kali: 727mg
- Magie: 145mg
- Kẽm: 1,5mg
Ngoài ra, matcha còn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất khác như: selen, các vitamin nhóm B, vitamin A, C, E, H và K – góp phần hỗ trợ hệ miễn dịch, cải thiện làn da, tăng cường sức khỏe tim mạch và tinh thần.
Xem thêm: 1 Công Thức Matcha – 5 Biến Tấu Khiến Hội Ghiền Trà Xanh Mê Mệt
2. Những lợi ích của matcha
Matcha không chỉ là thức uống được yêu thích bởi hương vị thanh mát đặc trưng, mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Dưới đây là những điểm nổi bật:

Giàu chất chống oxy hóa mạnh mẽ
Matcha chứa lượng lớn catechin – hợp chất thực vật có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp trung hòa các gốc tự do gây hại cho tế bào và ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính. Khi pha uống, matcha có thể cung cấp lượng chất chống oxy hóa gấp 3 lần trà xanh thông thường.
Hỗ trợ bảo vệ gan
Gan đóng vai trò thiết yếu trong việc giải độc và chuyển hóa. Một số nghiên cứu cho thấy matcha có thể giúp giảm men gan ở người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Tuy nhiên, tác động của matcha đối với gan ở nhóm người khỏe mạnh vẫn cần nghiên cứu thêm.
Tăng cường chức năng não
Các thành phần trong matcha như caffein và L-theanine giúp cải thiện khả năng tập trung, phản xạ và trí nhớ. Sự kết hợp này mang lại sự tỉnh táo bền vững mà không gây cảm giác bồn chồn như caffein đơn thuần.
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Matcha chứa EGCG – một loại catechin có tiềm năng chống ung thư mạnh trong các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật. Dù còn cần thêm bằng chứng trên người, kết quả ban đầu rất triển vọng.
Tốt cho tim mạch
Một số nghiên cứu liên kết việc tiêu thụ trà xanh với giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cao huyết áp và các biến chứng tim mạch khác. Do matcha có thành phần tương tự, nó có thể mang lại những lợi ích tương đương.
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng
Matcha có thể giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hỗ trợ giảm chỉ số BMI khi kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập. Điều này lý giải vì sao nó thường có mặt trong các sản phẩm hỗ trợ giảm cân.
Dễ sử dụng và linh hoạt trong chế biến
Từ cách pha truyền thống đến các công thức sáng tạo như sinh tố, bánh ngọt hay latte – matcha rất dễ kết hợp vào chế độ ăn uống hàng ngày. Chỉ cần 1–2 thìa cà phê matcha với nước nóng là bạn đã có ngay một ly trà bổ dưỡng.
3. Tác dụng phụ và rủi ro khi sử dụng matcha quá nhiều
Dù matcha (trà xanh dạng bột) mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng việc tiêu thụ quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt ở những người nhạy cảm với caffeine hoặc có vấn đề sức khỏe nền.

Gây khó chịu đường tiêu hóa
Matcha chứa tannin – hợp chất có thể kích thích tiết acid dạ dày, gây buồn nôn, táo bón, trào ngược hoặc tiêu chảy, nhất là khi uống lúc đói hoặc pha quá đặc. Caffeine trong matcha còn có tác dụng nhuận tràng, làm tăng nhu động ruột. Người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên thận trọng khi dùng.
Đau đầu và rối loạn giấc ngủ
Với những người nhạy cảm, caffeine trong matcha có thể gây đau đầu, mất ngủ hoặc làm nặng thêm tình trạng đau nửa đầu. Tránh uống matcha sau 5 giờ chiều để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt
Tannin trong matcha có thể ức chế hấp thu sắt, đặc biệt là từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Điều này khiến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt có thể trầm trọng hơn. Để giảm tác động này, nên uống matcha cách xa bữa ăn hoặc thêm chanh để tăng khả năng hấp thụ sắt.
Buồn nôn, nôn và chóng mặt
Uống quá nhiều matcha có thể dẫn đến cảm giác buồn nôn, nôn mửa do phản ứng của tannin với protein trong ruột. Caffeine cũng có thể gây chóng mặt, thậm chí co giật ở liều cao.
Rối loạn chảy máu và tổn thương gan
Một số hợp chất trong matcha có thể làm loãng máu hoặc giảm khả năng đông máu. Ngoài ra, nếu sử dụng quá nhiều (trên 4–5 tách/ngày), caffeine có thể tích tụ và gây căng thẳng cho gan.
Tác động đến tim mạch và huyết áp
Dù có lợi trong một số trường hợp, caffeine trong matcha có thể gây nhịp tim không đều hoặc tăng huyết áp, đặc biệt khi dùng chung với một số loại thuốc tim mạch.
Rủi ro với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hạn chế uống matcha dưới 2 tách mỗi ngày để tránh nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh hoặc ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh qua sữa mẹ. Trẻ em nên tránh dùng vì hệ thần kinh còn chưa phát triển đầy đủ.
Lưu ý quan trọng: Để tận dụng tối đa lợi ích của matcha mà không gặp phải rủi ro, hãy tiêu thụ với liều lượng hợp lý, tránh uống khi bụng đói và không lạm dụng. Nếu có bệnh lý nền, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thường xuyên.
4. Cách sử dụng matcha an toàn và khoa học
Theo y học cổ truyền, matcha có tính hàn – nếu dùng quá nhiều hoặc uống khi bụng đói, dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy, tay chân lạnh. Để hấp thụt tốt dinh dưỡng có trong loại thực phẩm, bạn nên lưu ý những lợi ích và tác hại của matcha trước khi sử dụng và có kiến thức để bảo vệ an toàn cho bản thân. Cụ thể:
- Chỉ nên uống 1 ly/ngày, tốt nhất vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều.
- Chọn matcha nguyên chất, có nguồn gốc rõ ràng, không chứa phẩm màu hay tạp chất.
- Ưu tiên dùng sữa không đường hoặc sữa hạt ít ngọt, hạn chế thêm đường, siro để tránh tăng đường huyết.
- Không nên uống lúc đói hoặc ngay trước khi ngủ để không ảnh hưởng đến dạ dày và giấc ngủ.
- Người bị đau dạ dày, thiếu máu, khó ngủ hay phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng matcha thường xuyên.

Dùng matcha đúng cách không chỉ giúp bạn tận hưởng hương vị thơm ngon mà còn bảo vệ sức khỏe một cách khoa học và bền vững.
Xem thêm: Khám Phá 5+ Công Thức Matcha Latte Hot Nhất Mạng Xã Hội 2025
Lời kết:
Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết, bạn đã có cái nhìn đầy đủ và thực tế hơn về lợi ích và tác hại của matcha. Mỗi loại thực phẩm dù tốt đến đâu cũng cần được sử dụng đúng cách để phát huy tối đa công dụng và tránh những rủi ro không đáng có. Với matcha, điều quan trọng là chọn nguyên liệu chất lượng, điều chỉnh liều lượng phù hợp với cơ thể và lắng nghe phản ứng của chính mình. Hãy để matcha trở thành người bạn đồng hành bền vững – thay vì một “người quen không mong đợi” của sức khỏe.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên ghé thăm website COOLERCITY.VN để khám những thông tin mới nhất về thị trường F&B và mô hình kinh doanh nhượng quyền ngành hàng đồ uống nhé!
Bạn có thể liên hệ Hotline: 0889.670.888 hoặc liên hệ Facebook Cooler City – Icecream & Tea để được tư vấn và đặt hàng nhanh trong thời gian nhanh nhất.