Phân biệt đại lý và nhượng quyền thương hiệu là bước đi bắt buộc trước khi bắt tay vào bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Dù cùng mang lại cơ hội sinh lời và mở rộng thị trường, hai hình thức này lại khác biệt rõ rệt về cơ chế hoạt động, trách nhiệm pháp lý và quyền lợi tài chính. Không ít nhà đầu tư “ngã ngựa” chỉ vì nhầm lẫn giữa hai khái niệm tưởng như tương đồng này. Cùng Cooler City tìm hiểu trong bài viết sau đây!
1. Định nghĩa đại lý và nhượng quyền thương hiệu
Điều 284 của Luật Thương mại năm 2005 quy định rằng nhượng quyền thương mại (hay còn gọi là nhượng quyền thương hiệu) là một hoạt động thương mại, trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình thực hiện việc mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, đảm bảo tuân thủ các điều kiện do bên nhượng quyền đặt ra.

Theo Điều 166 của Luật Thương mại năm 2005, đại lý thương mại là một hoạt động trong lĩnh vực thương mại, trong đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận với nhau về việc bên đại lý sẽ nhân danh chính mình thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung cấp dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng, nhằm thu được thù lao.
Xem thêm: Phí Nhượng Quyền Thương Hiệu Là Gì? Toàn Bộ Chi Phí Bạn Cần Biết Trước Khi Đầu Tư
2. Phân biệt đại lý và nhượng quyền thương hiệu
Dưới đây là bảng so sánh để bạn hình dung rõ ràng hơn và có thể dễ dàng phân biệt đại lý và nhượng quyền thương hiệu:
Tiêu chí | Nhượng quyền thương hiệu | Đại lý |
Cơ sở pháp lý |
Luật thương mại 2005 |
Luật thương mại 2005 |
Trách nhiệm của các bên | – Bên nhượng quyền và bên nhận quyền là hai chủ thể kinh doanh độc lập.
– Bên nhận quyền tự chịu trách nhiệm với khách hàng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh. |
– Bên giao đại lý là chủ sở hữu hàng hóa hoặc vốn.
– Do đó, khi phát sinh rủi ro, bên giao đại lý sẽ là người chịu trách nhiệm chính với khách hàng. |
Cách thức hoạt động | – Bên nhận quyền phải tuân thủ mô hình, tiêu chuẩn, quy trình vận hành và được giám sát bởi bên nhượng quyền.
– Mọi yếu tố từ thiết kế, setup, cách phục vụ đều cần thống nhất trong toàn hệ thống. |
– Bên đại lý chủ động xây dựng và tổ chức hoạt động kinh doanh theo năng lực của mình, không bắt buộc theo quy chuẩn hệ thống.
– Không chịu sự kiểm soát từ một thương hiệu mẹ. |
Nghĩa vụ tài chính | – Bên nhận quyền phải trả các loại phí nhượng quyền, bao gồm:
+ Phí nhượng quyền ban đầu + Phí duy trì định kỳ + Phí phần trăm doanh thu (tùy mô hình) |
– Bên đại lý không phải trả phí nhượng quyền.
– Thay vào đó, họ nhận thù lao từ bên giao đại lý thông qua: + Hoa hồng + Chênh lệch giá + Khoản tiền cố định theo hợp đồng |
Xem thêm: Làm Sao Để Không Bị “Cháy Túi” Với Giá Nhượng Quyền Trà Sữa Và Chi Phí Phát Sinh?
3. Giải mã mô hình: Khi nào nên chọn nhượng quyền thương hiệu, khi nào nên làm đại lý??
3.1. Khi nào nên chọn mô hình nhượng quyền thương hiệu?

Mô hình nhượng quyền phù hợp với nhà đầu tư:
- Muốn khởi nghiệp bài bản: Với người mới, nhượng quyền giúp bạn tiếp cận mô hình đã được kiểm chứng thành công.
- Định hướng lâu dài và bền vững: Hợp tác với thương hiệu mạnh giúp tăng uy tín, độ nhận diện và giữ chân khách hàng.
- Ưu tiên hiệu quả hơn sáng tạo cá nhân: Nếu bạn muốn tập trung vào vận hành, bán hàng thay vì xây dựng thương hiệu từ đầu.
- Có khả năng tài chính ổn định và chấp nhận cam kết dài hạn.
Nhượng quyền giúp giảm thiểu rủi ro thử sai, đặc biệt trong những thị trường cạnh tranh cao như trà sữa, cà phê, đồ ăn nhanh. Tuy nhiên, bạn cần đánh giá kỹ thương hiệu định hợp tác để đảm bảo họ cung cấp đào tạo chất lượng, hệ thống hỗ trợ thực tế và quy trình minh bạch.
3.2. Khi nào nên chọn mô hình đại lý?

Mô hình đại lý phù hợp với nhà đầu tư:
- Ưu tiên sự linh hoạt: Bạn muốn tự thiết kế chiến lược kinh doanh, lựa chọn địa điểm, giá bán và phương thức vận hành.
- Nguồn vốn giới hạn: Phí nhượng quyền thương hiệu không nhỏ, trong khi đại lý chủ yếu tập trung vào vốn nhập hàng.
- Không muốn bị ràng buộc bởi thương hiệu: Bạn muốn làm chủ định hướng phát triển và tránh cam kết lâu dài với một thương hiệu cụ thể.
- Đã có kinh nghiệm kinh doanh hoặc hiểu rõ thị trường bản địa.
Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này là thiếu sự đồng hành và hỗ trợ trong quản lý, xây dựng thương hiệu, và phát triển sản phẩm – khiến nhiều đại lý “tự bơi” và dễ lúng túng khi thị trường biến động.
Xem thêm: Những Bài Học Kinh Doanh Thực Tế Trong Ngành Hàng F&B Vô Cùng Đắt Giá Cho Người Trẻ
5. Câu hỏi thường gặp khi phân biệt nhượng quyền và đại lý
5.1. Mô hình nào dễ sinh lời hơn?
Đây là câu hỏi nhiều nhà đầu tư mới bắt đầu đều quan tâm. Tuy nhiên, mức sinh lời không phụ thuộc hoàn toàn vào mô hình, mà còn tùy vào:
- Lợi thế địa điểm và tệp khách hàng
- Mức độ kiểm soát chi phí vận hành
- Hiệu quả marketing & thương hiệu sẵn có
Đại lý có thể giúp bạn chủ động hơn về giá bán, kiểm soát chi phí linh hoạt và không phải chia lợi nhuận hoặc đóng phí thương hiệu. Tuy nhiên, mô hình này thường mất nhiều thời gian để xây dựng thương hiệu cá nhân, dễ bị “trôi” giữa thị trường nếu sản phẩm không có sự khác biệt.
Ngược lại, khởi nghiệp nhượng quyền thương hiệu tuy chi phí đầu tư ban đầu cao hơn (bao gồm phí thương hiệu, setup, chi phí duy trì hệ thống…) nhưng lại tiết kiệm thời gian “đi đường vòng” nhờ vào thương hiệu có sẵn, mô hình tối ưu và quy trình đã kiểm chứng.
5.2. Tôi có thể chuyển từ đại lý sang nhượng quyền không?
Câu trả lời là: Có – nhưng không phải lúc nào cũng dễ.
Một số thương hiệu có lộ trình nâng cấp dành cho các đại lý đạt doanh số cao hoặc có mong muốn đầu tư lâu dài. Khi đó, bạn có thể được ưu tiên nhượng quyền tại khu vực đã hoạt động đại lý.
Tuy nhiên, cần lưu ý:
- Bên nhượng quyền có thể đánh giá lại vị trí, hiệu quả vận hành, năng lực quản trị và tài chính trước khi cho phép chuyển đổi.
- Việc chuyển đổi đòi hỏi bạn cam kết tuân thủ quy trình nghiêm ngặt hơn về hình ảnh thương hiệu, setup không gian, công thức sản phẩm và cả phần mềm vận hành.
- Nếu đang bán sản phẩm đa dạng từ nhiều nguồn, bạn phải chấp nhận tập trung vào một hệ sản phẩm duy nhất của thương hiệu mẹ khi chuyển sang nhượng quyền.
5.3. Mức độ tự do của bên nhận quyền đến đâu?
Phụ thuộc vào chính sách của từng thương hiệu:
- Với mô hình nhượng quyền chặt chẽ, bạn buộc phải áp dụng đồng nhất giá bán, khuyến mãi, combo theo chiến dịch toàn hệ thống.
- Một số thương hiệu nhượng quyền linh hoạt hơn sẽ cho phép bạn điều chỉnh nhẹ giá trong một mức khung cho phép, hoặc thiết kế chương trình riêng trong từng dịp đặc biệt – nhưng vẫn phải báo cáo và được phê duyệt.
5.4. Nhượng quyền có bắt buộc phải theo đúng 100% mô hình gốc?
Không hoàn toàn bắt buộc, nhưng rất gần như vậy. Nhượng quyền thương hiệu bản chất là sao chép một mô hình kinh doanh đã thành công – nên việc duy trì đồng nhất là điều cốt lõi.
Tuy nhiên:
- Một số nhãn hàng cho phép bạn điều chỉnh vị trí quầy bar, thiết kế chi tiết, miễn sao đảm bảo đúng nhận diện thương hiệu.
- Về menu, bạn có thể đề xuất bổ sung món mới, nếu phù hợp với định vị thương hiệu và được test thử nghiệm trước.
- Trong trường hợp khu vực hoạt động có đặc thù văn hóa tiêu dùng riêng (vùng cao, du lịch, sinh viên…), nhiều thương hiệu sẽ hỗ trợ bạn điều chỉnh để thích nghi tốt hơn.
Lời kết:
Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, việc phân biệt đúng giữa mô hình đại lý và nhượng quyền thương hiệu không chỉ giúp bạn tránh rủi ro pháp lý mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng bền vững. Mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với từng mục tiêu, nguồn lực và mức độ kiểm soát của nhà đầu tư. Trước khi ra quyết định, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ bản chất – vì đôi khi, lựa chọn sai từ đầu chính là cái giá đắt nhất phải trả trong hành trình kinh doanh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên ghé thăm website COOLERCITY.VN để khám những thông tin mới nhất về thị trường F&B và mô hình kinh doanh nhượng quyền ngành hàng đồ uống nhé!
Bạn có thể liên hệ Hotline: 0889.670.888 hoặc liên hệ Facebook Cooler City – Icecream & Tea để được tư vấn và đặt hàng nhanh trong thời gian nhanh nhất.